Ngày 30/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo điều tra dài 123 trang trên trang web của WHO cho biết không tìm thấy nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) trong chuyến thăm thực địa tới Trung Quốc vào tháng Hai năm nay, chỉ ra rằng hiếm có khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Liên quan báo cáo này, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom đã gây ngạc nhiên khi công khai chỉ trích Trung Quốc không cung cấp đủ thông tin cho các chuyên gia quốc tế.
Mới đây, chuyên gia Peter Ben Embarek thuộc nhóm của WHO đi điều tra nguồn gốc dịch bệnh đã cùng Giám đốc Lương Vạn Niên (Liang Wannian) của Ban Cải cách Thể chế của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc giới thiệu báo cáo điều tra dài 123 trang, thẳng thắn cho hay không tìm được nguồn gốc dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng khả năng cao nhất là từ dơi truyền qua các động vật khác để lây nhiễm sang người. Báo cáo cho hay, trong số rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của virus, khó có thể xảy ra nhất là việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Ngay sau đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bùng nổ thông tin liên quan báo cáo với các tít nhận định: Hiếm có khả năng virus từ phòng thí nghiệm lây vào con người, hiếm có khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, chợ thủy sản Hoa Nam ở Vũ Hán không thể là nguồn gốc của dịch bệnh…
Nhưng hãng tin AP dẫn lời Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom trong cuộc họp báo trước các nước thành viên WHO, cho biết rằng mặc dù nhóm điều tra kết luận rằng các chuyên gia tin rằng việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là giả thuyết khó xảy ra nhất, nhưng nó vẫn cần đi sâu điều tra, ông đã phân công chuyên viên thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, ông Tedros Adhanom còn chỉ ra trong cuộc điều tra vừa qua, nhóm chuyên gia quốc tế đã gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu ban đầu. Ông hy vọng rằng nghiên cứu hợp tác trong tương lai có thể bao gồm việc chia sẻ dữ liệu ngay lập tức và toàn diện hơn, cần tìm hiểu về các trường hợp sớm nhất và theo dõi các động vật được bán tại chợ địa phương ở Vũ Hán để hiểu rõ hơn về các ký chủ động vật tiềm tàng.
Ông Tedros Adhanom cũng nhấn mạnh mặc dù nhóm nghiên cứu kết luận vấn đề rò rỉ trong phòng thí nghiệm là giả thuyết khó xảy ra nhất, nhưng điều này đòi hỏi phải điều tra thêm, ông đã sẵn sàng cho các chuyên gia thành lập các nhóm điều tra.
Điều đáng chú ý là kể cả AP và AFP đều có được thông tin liên quan đến báo cáo từ trước rằng các chuyên gia của WHO kết luận nguồn dịch bệnh rất có thể đến từ loài dơi chứ không phải từ phòng thí nghiệm.
Thực tế nhiều người cảm thấy ngạc nhiên trước phát biểu trên của ông Tedros Adhanom.
Bởi vì vào ngày 28/1 năm ngoái khi nhà cầm quyền Bắc Kinh chính thức công nhận dịch bùng phát ở Trung Quốc và có khả năng lây truyền từ người sang người, thì ông Tedros Adhanom đang gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh và có những phát ngôn như biện minh cho Trung Quốc.
Về vấn đề này, đài RFI (Pháp) đã phân tích rằng mặc dù không thể suy diễn nhiều về thái độ qua chuyện ông Tedros bắt tay và chụp ảnh chung với ông Tập, nhưng cuộc nói chuyện đó dường như củng cố ấn tượng của Tổng giám đốc về quyền lực của Bắc Kinh. Bức ảnh chụp chung của cả hai cũng lan truyền khắp thế giới.
Phân tích cũng chỉ ra rằng cuộc gặp giữa ông Tedros với ông Tập vào đầu năm ngoái là một cuộc gặp quan trọng liên quan đến sức khỏe con người, nhưng khi đó không thấy ông Tedros có động thái gì như hiện nay mà chỉ khiến cộng đồng quốc tế cảm nhận như ông trở thành “công cụ” để Bắc Kinh tuyên truyền thành công cuộc chiến chống dịch. Thực tế đó cũng đã ít nhiều ảnh hưởng lớn đến uy tín của WHO.
Sau đó dịch bùng phát và lây lan ở Vũ Hán, nhưng mãi 4 tuần sau đó vào ngày 20/1, giới chức Bắc Kinh mới công khai thừa nhận rằng dịch đã mất kiểm soát nghiêm trọng, và ngày 23/1 buộc phải phong tỏa Vũ Hán, nhưng virus đã theo hệ thống giao thông lan ra khắp Trung Quốc và tràn ra thế giới.
Theo tờ Le Monde của Pháp ngày 28/1, đại diện của Trung Quốc tại Geneva đã cố gắng ngăn cản tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) và WHO đã buộc phải nhượng bộ.
Cùng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn cầu, ông Tedros và WHO đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, cựu Tổng thống Mỹ Trump đã công khai chỉ trích và lên án WHO là con rối của ĐCSTQ, đồng thời kiên quyết rút khỏi WHO .
Tính đến ngày 30/3/2021, 192 quốc gia và khu vực trên thế giới đã báo cáo tổng số hơn 127 triệu trường hợp xác nhận chính thức nhiễm viêm phổi Vũ Hán, hơn 2.794 triệu trường hợp tử vong. Thảm họa này liên quan trực tiếp đến việc chính quyền Bắc Kinh che giấu sự thật, chậm trễ trong việc báo cáo và được WHO ủng hộ.
Mộc Vệ, Vision Times
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…