Categories: Thế Giới

Sau Huawei, Mỹ cũng đang để mắt đến Tencent, Alibaba và Baidu

Mới đây, một quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Mỹ, khi đề cập đến Tencent, cũng nhắc đến Alibaba, Baidu, ZTE và Huawei, xem đó là những “công cụ đắc lực” trong tay chính quyền Bắc Kinh.

Ông Christopher Ashley Ford – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân mới đây khi đề cập đến Alibaba đã bày tỏ quan điểm rằng các công ty như Huawei đều là “công cụ đắc lực” trong tay Bắc Kinh. (Ảnh: Shutterstocks)

Trang Quartz đưa tin, khi đánh giá những doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc hàng đầu như Tencent, Alibaba, Baidu, chính phủ Hoa Kỳ cũng coi nguy cơ mà các hãng này mang đến không khác gì Huawei. Gần đây, ông Christopher Ashley Ford – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân khi phát biểu trong một hội nghị đã nhận định rằng, Washington có thể sẽ mở rộng và tăng cường phạm vi xem xét các doanh nghiệp nói trên để bảo vệ an ninh quốc gia hiệu quả hơn nữa.

Ông Christopher Ashley Ford cho hay: “Dù là trên thực tế hay về mặt luật pháp, những doanh nghiệp như vậy ở khía cạnh quan trọng hoặc vì mục đích nào đó đều đóng vai trò công cụ đắc lực cho giới chức Bắc Kinh”. Ông cũng nhấn mạnh: “Công ty như Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba và Baidu chẳng thể nói “không” nếu các quan chức lên tiếng yêu cầu.”

Tại Trung Quốc, có thể nói các công ty công nghệ này được coi như “vũ khí quốc gia”, hay nói chính xác hơn nữa thì là “vũ khí của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Không thể phủ nhận vai trò của họ trong việc xây dựng hệ thống giám sát cho chính quyền tại các “trại tập trung” ở Tân Cương hay trong phong trào “Phản đối Luật dẫn độ” ở Hồng Kông thời gian qua. 

Christopher Ashley Ford còn cho biết, khi Bắc Kinh không ngừng đàn áp những người bất đồng chính kiến, thì Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba hay Baidu đều được chính quyền yêu cầu hỗ trợ dưới mọi hình thức, chẳng hạn như tìm cách mua lại công nghệ nước ngoài, truy cập mạng lưới nước ngoài để tiến hành giao dịch thương mại, thậm chí là đánh cắp cơ sở dữ liệu và sở hữu trí tuệ…

Không chỉ doanh nghiệp trong nước, nhiều công ty lớn của quốc tế cũng từng trải nghiệm tình huống này. Để có thể tiến nhập mở rộng thị trường Trung Quốc, nhiều công ty phải chấp nhận hợp tác vô điều kiện với Bắc Kinh, thậm chí đi ngược lại với chính sách của họ.

Tại Trung Quốc, nhiều hãng công nghệ vì lợi ích đã giúp Bắc Kinh phát triển các công cụ giám sát khác nhau. Họ hợp tác chặt chẽ với chính quyền để tiến hành nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau đối với người dân Trung Quốc, thậm chí còn xuất khẩu công nghệ này ra thế giới, từ đó mở rộng mô hình trấn áp của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Huawei, Tencent, ZTE, Alibaba, Baidu cùng nhiều công ty công nghệ khác “giúp chính quyền phát triển, xây dựng và bảo trì” các công nghệ thống trị Trung Quốc. Những công nghệ này giúp ĐCSTQ tạo ra một mô hình giám sát và kiểm soát xã hội. Thêm nữa, sau khiĐCSTQ hỗ trợ toàn lực cho các công ty này về mặt chính sách và phát triển mở rộng ở nước ngoài, họ cũng phải quay lại giúp chính quyền xuất khẩu “Mô hình Trung Quốc” ra quốc tế.

Christopher Ashley Ford cũng đề cập thêm rằng, ĐCSTQ đang tích cực xuất khẩu “Giấc mơ Trung Hoa” hay “Mô hình Trung Quốc” ra thế giới. Ông chỉ trích những doanh nghiệp đang hỗ trợ giúp chính quyền Bắc Kinh và cảnh báo: “Một khi họ xuất khẩu sản phẩm cùng dịch vụ sang quốc gia khác, mô hình Trung Quốc sẽ xuất khẩu theo”. 

Hồi tháng 5 năm nay, chính quyền Trump đã liệt kê Huawei vào danh sách đen xuất khẩu với lý do an ninh quốc gia. Việc đưa Huawei vào “danh sách đen” không chỉ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của hãng này mà còn ngăn chặn Huawei tiếp tục kinh doanh với một số nhà cung cấp tại Mỹ một cách hiệu quả.

Ngoài ra 5 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát Trung Quốc (trong đó có Hikvision, Dahua, Megvii, Meiya Pico và Iflytek) cũng có nguy cơ chịu chung số phận. Chính phủ Mỹ lo ngại thiết bị của các hãng này có thể được sử dụng trong hoạt động gián điệp. 

Quartz tin rằng mặc dù chính quyền Trump có thể chưa ngay lập tức có động thái liên quan đến Alibaba hay Tencent, nhưng nhận xét của Christopher Ashley Ford cũng đủ để cộng đồng an ninh Hoa Kỳ đánh giá lại mối nguy hại khi bắt tay cùng Baidu, Alibaba, Tencent hay Huawei.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

14 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

41 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago