Ông Henry Kissinger – Cựu ngoại trưởng Mỹ, “bạn cũ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo rằng hai nước Mỹ – Trung cần đạt được thỏa thuận lượng thứ, thông cảm cho nhau, nếu không thế giới của chúng ta sẽ đối mặt với “nguy hiểm như trước Thế chiến thứ nhất”. Có lẽ nên nói đây là cảnh báo rất dụng tâm, dốc toàn lực lo lắng không ngớt cho ĐCSTQ và là một cảnh báo hao tổn tâm huyết của ông Henry Kissinger. Tuy nhiên, phương án giải quyết mà ông đưa ra và kiến nghị đối với Chính phủ Mỹ lại rất hoang đường và rất nguy hiểm.
Theo Hãng tin AFP đưa tin, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger năm nay 97 tuổi, vào tháng trước đã nói rằng Mỹ và các nước đồng minh phương Tây cần “đạt được thông cảm” về trật tự mới toàn cầu với Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với “tình huống nguy hiểm như trước Thế chiến thứ nhất”. Reuters đưa tin cho biết, đây là phát biểu của ông Kissinger trong một cuộc họp truyền hình với cơ quan nghiên cứu tư vấn (think tank) Chatham House ở London, Anh Quốc.
Chatham House hoặc “Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Hoàng gia” (Royal Institute of International Affairs), là một cơ quan nghiên cứu chính sách độc lập ở London. Mục đích là đưa ra bình luận uy tín về vấn đề quốc tế và thách thức toàn cầu. Chatham House được mọi người biết đến còn bởi vì họ đã sáng lập ra cái gọi là “Quy tắc Chatham House” (Chatham House Rule). Khi tham gia hội nghị được tiến hành chiếu theo quy tắc này, bất cứ ai cũng có thể tùy ý trích dẫn và phát huy những tin tức thu được từ hội nghị thảo luận, đồng thời tự do phát ngôn; nhưng không ai được tiết lộ thông tin của bản thân người phát ngôn, thân phận và cơ quan trực thuộc của bất cứ cá nhân nào tham gia hội nghị. Đây chính là “Quy tắc Chatham House”, mục đích của nó là khuyến khích thảo luận theo mô hình mở.
Ông Henry Kissinger nhấn mạnh, hiện tại nguy hiểm hơn quá khứ rất nhiều, vũ khí khoa học công nghệ của hai bên sẽ dẫn đến “xung kích kịch liệt”. “Hai bên liên tiếp xảy ra xung đột, mặc dù rất nhiều xung đột có thể giải quyết, nhưng sẽ luôn có thời điểm mất kiểm soát xung đột.” Ông Henry Kissinger còn cho biết, “Trung Quốc đang biến đổi ngày càng mạnh, dưới sự kiểm soát của quốc gia, kỳ thực năng lực tổ chức của nó để thực hiện tiến bộ kỹ thuật khiến người ta phải khen ngợi.” Ông cũng đồng thời nói: “Nhưng điều này không nhất định là có ý rằng Trung Quốc trong thế kỷ này sẽ dẫn đầu về tất cả phương diện công nghệ.”
Ông Kissinger nhắc nhở: “Mỹ nếu đàm phán với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc thế này thì rất gian khổ, một vấn đề khác là, Trung Quốc liệu có chấp nhận trật tự mới.” Ông Kissinger còn nhấn mạnh, phương Tây cần tin tưởng vào bản thân. Người kế nhiệm ông Kissinger sau nửa thế kỷ, Ngoại trưởng của ông Biden – ông Tony Blinken lại cho biết, “rất nhiều phương diện trong quan hệ Mỹ – Trung đang biến thành ngày càng đối địch, mặc dù giữa hai nước vẫn có không gian hợp tác.”
Điều có ý vị sâu xa là, vì sao ông Kissinger lại nhắc đến Thế chiến thứ nhất, chứ không phải là Thế chiến thứ 2 mà mọi người quen thuộc hơn?
Thế chiến thứ nhất bùng nổ từ tháng 7/1914 đến tháng 11/1918, kéo dài hơn 4 năm. Chiến tranh từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông đánh đến quần đảo Thái Bình Dương, Sơn Đông Trung Quốc, cho đến bờ biển nam và bắc châu Mỹ. Kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến thắng của các cường quốc Đồng minh, và Đế quốc Đức, Đế chế Nga, Đế chế Ottoman và Đế chế Áo – Hung tan rã.
Thế chiến thứ nhất chủ yếu xảy ra ở châu Âu, nhưng khói lửa chiến tranh cuối cùng lan ra toàn cầu, đại đa số quốc gia đều bị cuốn vào. Các nước Phe Đồng Minh chiến thắng bao gồm Pháp, Đế quốc Anh, Nga, Vương quốc Serbia, Vương quốc Montenegro, Bỉ, Đế quốc Nhật Bản, Ý, Bồ Đào Nha, Romania, Mỹ, Hy Lạp, Trung Hoa Dân Quốc và Thái Lan. Các nước Đồng minh bị đánh bại bao gồm Đế quốc Đức, Đế chế Áo – Hung, Đế chế Ottoman và Bulgaria. Có 65 triệu người đã tham gia chiến tranh, cuối cùng chiến tranh kết thúc với khoảng 20 triệu người bị thương và hơn 16 triệu người tử vong.
Mặc dù ngòi nổ của Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát Thái tử Áo – Hung Franz Ferdinand và vợ Sofia ở Serbia, tuy nhiên các nhà sử học cho rằng nguyên nhân thực sự của cuộc chiến là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phục thù (Revanchisme) của Pháp sau Chiến tranh Pháp – Phổ, tình hình căng thẳng ở Balkan, cuộc đấu tranh giành thuộc địa, và cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia.
Trước Thế chiến thứ nhất, đã xuất hiện 2 cuộc khủng hoảng Maroc và khủng hoảng Bosnia, hai cuộc chiến tranh ở vùng Balkan, và vụ ám sát Sarajevo, cuối cùng dẫn đến chiến tranh bùng nổ. Ở chiến tuyến phía Tây, quân Đức tấn công và Mỹ tham chiến; chiến tuyến phía Đông có Đức – Nga giao chiến, quân Nga phản kích; chiến tuyến phía Nam là chiến trường Balkan, chiến trường Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, Ý chuyển đầu quân Phe Đồng Minh tham chiến với Romania. Sau khi biến thành đại chiến thế giới, Nhật Bản xuất binh, các nước Mỹ Latinh tham chiến, Trung Hoa Dân Quốc cũng tham chiến. Ngoài chiến tranh giữa các lục địa, còn có chiến tranh trên biển.
Sự tham chiến của Mỹ vào cuộc chiến bắt đầu khi tàu ngầm Đức tấn công các tàu chở khách của Anh, và phần lớn hành khách trên tàu là người Mỹ. Do các cuộc tấn công tàu ngầm liên tục và không hạn chế của Đức, nhiều tàu Mỹ đã bị đánh chìm, và sau đó Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức. Người Đức hy vọng rằng sân sau của Mỹ sẽ bốc cháy, và nói với Mexico rằng nếu Mexico tuyên chiến với Mỹ, Đức sẽ hỗ trợ Mexico lấy lại phần mà nước này đã nhượng lại cho Mỹ sau chiến tranh Mỹ – Mexico! Điều này tạo cơ sở cho Mỹ tham chiến và sau đó tuyên chiến với Đức.
Sau Chiến tranh Trung – Nhật và Chiến tranh Nga – Nhật, Nhật Bản đã đánh bại Đế quốc nhà Thanh và Đế chế Nga; do có liên minh giữa Anh và Nhật Bản, nước này đã gia nhập các cường quốc Phe Đồng Minh và tuyên chiến với các cường quốc đồng minh. Sau khi Nhật Bản tham chiến, đã phát động chiến dịch Thanh Đảo, tấn công và chiếm đóng cảng quân sự lớn nhất của Đức ở châu Á – tức Thanh Đảo của Trung Quốc.
Chính phủ Bắc Dương Đoàn Kỳ Thụy của Trung Hoa Dân Quốc vì lợi ích nên đã tham gia vào Phe Đồng đinh, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức, tuyên chiến với Đức và Áo, đồng thời giành lại các Tô giới của Đức và tô giới của Áo ở Thiên Tân, và tô giới của Đức ở Hán Khẩu. Trung Hoa Dân Quốc không gửi quân tham chiến mà tổ chức hàng trăm ngàn lao động Trung Quốc sang châu Âu thông qua các kênh chính thức và không chính thức để thành lập một lữ đoàn lao động chính quy của Trung Quốc, mục đích là cung cấp hậu cần cho quân Phe Đồng minh. Điều đáng nói là chính quyền Bắc Dương đã nhân cơ hội để chiếm Ngoại Mông trong Thế chiến thứ nhất!
Sau chiến tranh, Hội nghị Hòa bình Paris ký hiệp ước hòa bình. Nhưng kể từ đó, thế giới đã thực sự chuyển biến. Quyền bá chủ của đồng bảng Anh bị đồng đô la Mỹ làm suy yếu, châu Âu suy thoái, Mỹ và Nhật Bản trỗi dậy, chủ nghĩa cộng sản cũng nhân cơ hội để gây hỗn loạn. Ở Trung Quốc, trào lưu tư tưởng tà ác của chủ nghĩa cộng sản đã xâm nhập vào Trung Quốc thông qua “Phong trào Ngũ tứ”.
Năm xưa, châu Âu có chủ nghĩa dân tộc cực đoan mạnh mẽ; Anh thực hiện độc quyền đối với thị trường nguyên liệu thô; hệ thống thương mại thuộc địa của Đế quốc Anh bao gồm một phần tư dân số thế giới như Ấn Độ và Úc; Mỹ có thị trường nhu cầu trong nước rất lớn, nhưng lại thực thi bảo hộ mậu dịch; thị trường Đức và Nhật Bản là thị trường nhỏ hẹp và phát triển có hạn, và cuối cùng đã chọn mở rộng. Các nhà lý thuyết thương mại tự do cho rằng nếu thị trường được mở cửa, thương mại tự do được thực hiện và thuế quan được bãi bỏ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thì có thể sẽ không có Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những người nghiên cứu tài chính đã chú ý đến chế độ bản vị vàng cổ điển kết thúc như thế nào trước Thế chiến thứ nhất: Nước Anh do chi tiêu chiến tranh khổng lồ và vàng chảy ra ngoài, nên đồng bảng Anh đã bị chèn ép, và cuối cùng đã phải trơ mắt chứng kiến đồng đô la Mỹ thay thế nó và trở thành đồng tiền bá chủ mới.
Hiển nhiên, mặc dù các chu kỳ của lịch sử tương tự nhau, nhưng chúng sẽ không hoàn toàn tương đồng. Nhưng nhìn vào lịch sử của Thế chiến thứ nhất, khám phá căn nguyên đằng sau nó, xem xét chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Balkan, chủ nghĩa phục thù của Pháp sau Chiến tranh Pháp – Phổ, sự tranh đoạt thị trường quốc tế và cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia khác nhau, nhìn lại thế giới hiện nay, đúng là có nhiều bóng ảnh của 100 năm trước. Các nhà kinh tế học và sử học cho rằng nếu có một thị trường mở, thương mại tự do và miễn trừ thuế quan, nhân loại có thể tránh được Thế chiến thứ nhất. Hiện nay chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phục thù thù địch với phương Tây, cướp bóc thị trường quốc tế và cuộc chạy đua vũ trang tàn bạo do ĐCSTQ kích động tương tự biết bao so với khi xưa? ĐCSTQ cũng đang gieo mầm cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Việc ông Kissinger lựa chọn Thế chiến thứ nhất làm tài liệu tham khảo quả thực có những quan sát độc đáo và những kiến giải sâu sắc của ông.
Tuy nhiên, mặc dù những lời cảnh báo của ông Kissinger là sâu sắc và thậm chí là tâm huyết, nhưng đề xuất của ông là rất hoang đường và rất sai lầm, và bị nghi ngờ là lo lắng và giúp đỡ ĐCSTQ. Dựa trên sự hiểu biết của ông về ĐCSTQ, làm thế nào có thể đưa ra đề xuất rằng “Mỹ và các đồng minh phương Tây cần ‘đạt được thông cảm’ về trật từ toàn cầu với Trung Quốc”? ĐCSTQ không giống như Đế chế Đức, Đế chế Áo – Hung hay Đế chế Ottoman, mà là một chế độ cộng sản vượt lên trên tất cả các đế quốc xấu xa. ĐCSTQ khinh bỉ trật tự toàn cầu, và không có khả năng đạt được sự thông cảm với phương Tây! Những người nhìn xa trông rộng ở Mỹ đã ý thức được rằng nếu không tiêu diệt ĐCSTQ, ĐCSTQ sẽ hủy diệt toàn bộ thế giới phương Tây và nô dịch nhân loại!
Đúng thế, cộng đồng quốc tế hiện nay đang đối mặt với nguy hiểm hơn nhiều so với 100 năm trước, vũ khí công nghệ cao sẽ dẫn đến “xung đột kịch liệt”. Cấm ĐCSTQ tiếp xúc với vũ khí công nghệ cao tinh vi nhất thì mới là chìa khóa tránh được xung đột, đây cũng là quốc sách chính xác mà chủ nghĩa Trump đã thực thi. Tìm kiếm “đạt được thông cảm với ĐCSTQ”, chỉ có giúp ĐCSTQ tăng nhanh tốc độ có được công nghệ cao tinh vi. Một chính quyền dùng trí tuệ nhân tạo, vũ khí gen để bao bọc, biết rằng bản thân mình sẽ bị lịch sử vứt bỏ, bị người dân trong nước khinh bỉ, làm sao lại có thể ngồi xuống đàm phán với Mỹ và tìm kiếm sự chung sống hòa bình?
Kiến nghị của ông Kissinger là cực kỳ hoang đường, hy vọng sẽ không khiến ông Blinken mê mờ mất phương hướng. Tuy nhiên đội ngũ của ông Biden nếu tiếp tục khăng khăng không chịu tỉnh ngộ và cho rằng giữa Mỹ và Trung Quốc “vẫn có không gian hợp tác”, thì những tiếng súng ở Sarajevo có thể thực sự sẽ tái diễn!
Tạ Điền, bài viết đăng trên Epoch Times
(Tiến sĩ Tạ Điền – Giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.)
Xem thêm:
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…
Trải qua nhiều Triều đại, các kỳ thi khoa bảng cũng ghi lại nhiều chuyện…