Bà Amy Coney Barrett vào tối thứ Hai 26/10 (giờ Mỹ) đã chính thức tuyên thệ làm Thẩm phán Tối cao Pháp viện trong một buổi lễ Tuyên thệ Hiến pháp long trọng diễn ra tại Tòa Bạch Ốc dưới sự điều hành của Thẩm phán Tối cao Pháp viện Clarence Thomas.
Tối cao Pháp viện tuyên bố trong một bản thông cáo báo chí phát hành tối 26/10 rằng bà Barrett sẽ có thể chính thức bắt đầu công việc mới tại tòa án tối cao sau khi Chánh án John Roberts thực thi Tuyên thệ Tư pháp của bà Barrett vào thứ Ba (27/10).
Trong buổi tuyên thệ, bà Barrett tiếp tục nhấn mạnh về sự cần thiết phải tách bạch quyền lực giữa các nhánh tư pháp và lập pháp.
“Công việc của một thượng nghị sĩ là theo đuổi các ưu tiên chính sách”, bà Barrett nói với những người dự buổi tuyên thệ tại Sảnh Nam, Tòa Bạch Ốc. “Thực tế, nếu [thượng nghị sĩ] đặt các mục tiêu chính sách sang bên lề, thì bà ta sẽ làm trái nhiệm vụ. Ngược lại, công việc của một thẩm phán là không được theo đuổi các ưu tiên chính sách của mình. Nếu [thẩm phán] không ngăn chặn bản thân mình làm thế, thì bà ta sẽ làm trái nhiệm vụ. Các thẩm phán liên bang không trải qua bầu cử. Vậy nên, họ không có cơ sở để tuyên bố rằng những ưu tiên của họ phản ánh nguyện vọng của người dân”.
“Sự tách bạch nhiệm vụ khỏi ưu tiên chính trị là điều làm cho nhánh tư pháp khác biệt so với hai nhánh khác trong chính quyền tam quyền phân lập. Một vị thẩm phán phải tuyên bố độc lập với không chỉ Quốc hội và tổng thống, mà còn phải độc lập với các niềm tin cá nhân, những thứ có thể tác động đến bà ta”, bà Barrett nói.
“Lời thề tư pháp đại diện cho điều cốt lõi của trách nhiệm tư pháp. Nền pháp quyền phải luôn kiểm soát. Hỡi đồng báo Mỹ của tôi, cho dù thẩm phán chúng tôi không phải qua bầu cử, nhưng chúng tôi vẫn làm việc vì quý vị. Chính Hiến pháp của quý vị thiết lập nên pháp quyền và sự độc lập tư pháp là trung tâm của nền pháp quyền đó. Lời tuyên thệ mà tôi đã chính thức thực hiện vào tối nay, yếu tố cốt lõi của nó là rằng tôi sẽ làm việc của mình không với sự sợ hãi hay thiên vị, và rằng tôi sẽ làm việc một cách độc lập với cả các nhánh quyền lực chính trị và với những ưu tiên của chính cá nhân tôi. Tôi yêu Hiến pháp [Hoa Kỳ] và nền cộng hòa dân chủ mà Hiến pháp này tạo ra, và tôi sẽ cống hiến hết mình để bảo vệ nó”, bà Barrett khẳng định.
Trước đó, vào khoảng gần 7 giờ tối thứ Hai 26/10 (giờ Mỹ), Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu chính thức xác nhận bà Barrett vào Tối cao Pháp viện với 52 phiếu thuận, 48 phiếu chống. Tất cả 45 thành viên Đảng Dân chủ, hai thành viên độc lập và nghị sĩ cộng hòa Collins (bang Maine) bỏ phiếu phản đối.
Gần như ngay lập tức sau khi Thượng viện bỏ phiếu xác nhận bà Barret, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ đã bày tỏ thất vọng về tiến trình này, trong đó một số đã yêu cầu các lãnh đạo Đảng Dân chủ hãy “đóng gói tòa án”, nghĩa là mở rộng thành viên Tối cao Pháp viện từ 9 lên 15 thẩm phán.
Bà Barrett được xác nhận thành công đã củng cố thêm đa số thẩm phán có quan điểm bảo hiến trong Tối cao Pháp viện (tỷ lệ 6-3). Thẩm phán Tối cao Pháp viện Amy Coney Barrett là đề cử viên thẩm phán tòa án tối cao thành công thứ ba của Tổng thống Trump trong chỉ một nhiệm kỳ đầu tiên.
Đức Thiện
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…