Tên “virus Trung Cộng” được chọn nhiều nhất trong điều tra online của nghị sĩ Mỹ

Trong một điều tra online trên twitter của nghị sĩ Mỹ, Paul Gosar, với hơn 34.000 người tham gia tính đến ngày 4/4, 52% người chọn cái tên “virus Trung Cộng” cho loại virus corona chủng mới đang gây ra đại dịch trên toàn cầu.

“Hãy cùng giải quyết vấn đề này. Tên tốt nhất dành cho virus là gì?”, nghị sĩ bang Arizona, Paul Gosar, hỏi trên tài khoản twitter của mình vào ngày 31/3. Ông đưa ra bốn lựa chọn: “virus Vũ Hán”, “virus Trung Cộng”, “virus Trung Quốc” và “virus SARS COVID-19 cái chết đỏ”.

Gần 18.000 người tham gia bình chọn tính đến ngày 4/4 đã chọn cái tên “virus Trung Cộng”. Đây cũng là cái tên được bình chọn nhiều nhất.

“Cám ơn hàng ngàn người Trung Quốc đã bình chọn và giải thích tại sao đó là cái tên phù hợp”, ông Paul Gosar trả lời trong tweet tiếp theo của mình.

Nghị sĩ Paul Gosar.

Phong trào gọi COVID-19 là “virus Trung Cộng” bắt nguồn từ việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cố ý lan truyền các thông tin thất thiệt về nguồn gốc của COVID-19 là từ Mỹ, Nhật Bản hay Ý, nhằm trốn tránh trách nhiệm trong việc che dấu thông tin, khiến COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu.

Cách tuyên truyền của chính quyền và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã chọc giận tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến ông này quay sang gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”. Phản ứng lại trước cách gọi này, chính quyền Trung Quốc và một số cơ quan truyền thông phương Tây cáo buộc tổng thống Trump “phân biệt chủng tộc”.

Trong bối cảnh đó, một loạt các cơ quan truyền thông, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền đã đồng loạt kêu gọi cộng đồng quốc tế gọi virus này dưới tên gọi chính xác hơn: “Virus Trung Cộng”.

Một y tá hưởng ứng cách gọi “Virus Trung Cộng”. (Ảnh: Facebook)

Một trong các kênh truyền thông đầu tiên ủng hộ tên gọi này là tờ Hong Kong Free Press. Tờ báo này đưa ra 5 lý do:

  • Virus bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, có thể là ở một chợ buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm, trong tình trạng bẩn thỉu.
  • Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc “cố gắng một cách tuyệt vọng để trấn áp bất cứ nỗ lực nào nhằm cảnh báo công chúng”.
  • Sau khi các nhà chức trách y tế Vũ Hán công bố tình trạng dịch không thể kiểm soát, các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn im lặng cho tới ngày 9/1, 2 ngày sau khi tờ Wall Street Journal công bố báo cáo đầu tiên của các cơ quan truyền thông phương Tây về tình trạng lây lan tại Vũ Hán.
  • Trong vài tuần sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn lặp lại lời cam đoan giả dối rằng virus không thể lây nhiễm giữa người với người và họ kiểm soát được tình hình.
  • Khi virus lan khắp toàn cầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung vào một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn nhằm đùn đẩy trách nhiệm trong vụ bùng phát dịch bệnh.

Vì thế, để củng cố sự thật rằng “chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc có tội lớn trong đại dịch COVID-19”, và khiến chế độ này không thể tuyên truyền dối trá được, tờ Hong Kong Free Press kêu gọi cộng đồng quốc tế gọi COVID-19 là “virus Trung Cộng”.

Ngày 25/3, tờ Foreign Policy cũng đăng tải bài viết của một think tank Mỹ, phân tích rằng việc gọi virus với cái tên “virus Trung Quốc” hay “virus Trung Cộng” không phải là “chính trị hóa” đại dịch, bởi vì bản thân đại dịch này là hậu quả của chính trị. (Xem bài tại đây)

Minh Nhật

Xem thêm:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

45 phút ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

49 phút ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

4 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

8 giờ ago