Thế Giới

Thái Lan và Campuchia sẽ tổ chức đàm phán tại Malaysia

Các nhà lãnh đạo Thái Lan và Campuchia sẽ tham dự các cuộc đàm phán hòa giải về cuộc xung đột biên giới tại Malaysia vào thứ Hai, Chính phủ Thái Lan cho biết, ngay cả khi cả hai bên tiếp tục cáo buộc nhau nã pháo mới vào các khu vực tranh chấp.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet. (Ảnh: FRANCK ROBICHON/POOL/AFP qua Getty Images)

Các cuộc đàm phán dự kiến bắt đầu vào lúc 3h chiều (giờ địa phương) vào thứ Hai, với quyền Thủ tướng Phumtham Wechayachai dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Thái Lan, Chính phủ nước này thông báo trong một tuyên bố vào tối Chủ nhật. Malaysia, nước đang giữ chức chủ tịch diễn đàn hợp tác khu vực ASEAN, đã thông báo với Chính phủ Thái Lan rằng Thủ tướng Campuchia Hun Manet cũng sẽ tham dự các cuộc đàm phán, tuyên bố cho biết.

Theo Khmer Times, trong một tuyên bố công khai hôm qua, ông Hun Manet cho biết cuộc họp do Malaysia đăng cai, Hoa Kỳ đồng tổ chức và cũng sẽ có sự tham gia của Trung Quốc.

Sáng kiến ngừng bắn đến từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đã được cả thủ tướng Campuchia và Thái Lan đồng ý.

Ông Hun Manet cho biết: “Tôi muốn cảm ơn Thủ tướng Anwar Ibrahim vì sáng kiến và sự phối hợp của ông trong việc tổ chức và đăng cai cuộc họp đặc biệt này”.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, các quan chức Bộ Ngoại giao đang có mặt tại Malaysia để hỗ trợ các nỗ lực hòa bình khi Campuchia và Thái Lan dự kiến bắt đầu các cuộc đàm phán tại đây vào thứ Hai với hy vọng đạt được một lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Donald Trump và ông Rubio đã làm việc với các đối tác của mỗi nước và đang theo dõi sát sao tình hình, Ngoại trưởng cho biết trong một tuyên bố do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào cuối ngày Chủ nhật.

“Chúng tôi muốn cuộc xung đột này kết thúc càng sớm càng tốt,” ông nói.

Căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia đã gia tăng kể từ vụ binh sĩ Campuchia thiệt mạng vào cuối tháng Năm trong một cuộc đụng độ ngắn tại biên giới. Quân đội biên giới của cả hai bên đã được tăng cường trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng ngoại giao toàn diện khiến chính phủ liên minh vốn đã mong manh của Thái Lan suýt sụp đổ.

Các cuộc giao tranh nối lại vào thứ Năm và chỉ trong 4 ngày đã leo thang thành cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á trong hơn một thập kỷ. Số người thiệt mạng đã vượt quá 30, bao gồm 13 dân thường ở Thái Lan và 8 người ở Campuchia, trong khi chính quyền báo cáo rằng hơn 200.000 người đã được sơ tán khỏi các khu vực biên giới, theo Reuters.

Các cuộc đàm phán vào thứ Hai diễn ra sau khi Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuần trước đề xuất một lệnh ngừng bắn và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng hai nhà lãnh đạo đã đồng ý làm việc hướng tới một lệnh ngừng bắn.

Bangkok và Phnom Penh đều cáo buộc bên kia châm ngòi cho các cuộc giao tranh vào tuần trước.

Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết Thái Lan đã nã pháo và tiến hành các cuộc tấn công trên bộ vào sáng Chủ nhật tại một số điểm dọc theo biên giới. Người phát ngôn của Bộ cho biết pháo hạng nặng đã bắn vào các khu phức hợp đền thờ lịch sử. “Đối với tôi, tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu Thái Lan đồng ý ngừng giao tranh để cả hai nước có thể sống trong hòa bình,” sinh viên đại học ở Phnom Penh, Sreung Nita, nói với Reuters.

Quân đội Thái Lan cho biết lực lượng Campuchia đã nổ súng vào một số khu vực, bao gồm gần nhà dân, vào Chủ nhật, và đang điều động các bệ phóng tên lửa tầm xa.

“Tình hình vẫn căng thẳng và quân đội Campuchia có thể đang chuẩn bị các chiến dịch quân sự tăng cường nhằm gây thiệt hại tối đa trong giai đoạn cuối trước khi đàm phán,” quân đội cho biết trong một bản cập nhật.

Tại tỉnh Sisaket của Thái Lan, các phóng viên Reuters nghe thấy tiếng pháo suốt ngày Chủ nhật và nói rằng không rõ là từ phía nào của biên giới.

Một phòng khám y tế của chính phủ cách biên giới khoảng 10 km (6 dặm) có cửa sổ bị vỡ, tường sập và dây điện lộ ra ngoài. Truyền thông địa phương đưa tin, nơi này bị trúng pháo vào thứ Bảy, 2 ngày sau khi tòa nhà và khu dân cư xung quanh được sơ tán.

Chỉ còn lại một vài người đàn ông để trông nhà, họ cắm trại gần một hầm trú ẩn tạm thời mà họ đã đào để tự bảo vệ mình. Âm thanh pháo kích lác đác vẫn có thể nghe thấy từ xa.

“Thật tuyệt khi Mỹ đang nhấn mạnh việc ngừng bắn vì điều đó sẽ mang lại hòa bình,” cư dân Sisaket, Thavorn Toosawan, nói với Reuters.

Thái Lan và Campuchia đã tranh cãi suốt nhiều thập kỷ về các điểm chưa được phân định dọc theo đường biên giới trên đất liền dài 817 km (508 dặm), trong đó quyền sở hữu các ngôi đền Hindu cổ Ta Moan Thom và Preah Vihear từ thế kỷ 11 là trung tâm của các tranh chấp.

Tòa án Công lý Quốc tế đã trao Preah Vihear cho Campuchia vào năm 1962, nhưng tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2008 sau khi Campuchia cố gắng đăng ký ngôi đền này là Di sản Thế giới của UNESCO. Các cuộc đụng độ trong nhiều năm đã khiến ít nhất cả chục người thiệt mạng.

Campuchia cho biết vào tháng Sáu rằng họ đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế giải quyết các tranh chấp với Thái Lan. Bangkok nói rằng họ chưa bao giờ công nhận thẩm quyền của tòa án và ủng hộ cách tiếp cận song phương.

Bảo Minh

Published by
Bảo Minh

Recent Posts

Một xu hướng thể dục của Nhật Bản có thể giúp bạn sống lâu hơn 7 năm

Đi bộ theo phong cách Nhật Bản bao gồm việc xen kẽ giữa 3 phút…

29 phút ago

Biểu tình chống chính phủ Ukraine vẫn tiếp tục ở Kiev

Đã sang ngày thứ sáu của đợt “biểu tình bìa cứng” chống chính phủ Ukraine…

33 phút ago

Tại sao ung thư tim lại hiếm gặp như vậy?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc ung thư tim chỉ là…

47 phút ago

7 chỉ số lý tưởng của trái tim khỏe mạnh và 8 bước để cải thiện

Sức khỏe tim mạch không chỉ liên quan đến cơn đau tim, mà còn là…

2 giờ ago

Thái Lan: Nổ súng ở Bangkok, ít nhất 6 người chết

Một người đàn ông đã bắn chết 5 người trước khi tự sát tại chợ…

2 giờ ago

Khmer Times: Giao tranh Thái Lan – Campuchia vẫn tiếp diễn trước thềm hội nghị hòa đàm

Campuchia cho biết vào lúc 8h15 sáng ngày 28/7/2025, máy bay chiến đấu Thái Lan…

2 giờ ago