Quân đội Đài Loan tập trận, dấu mìn và lưới, 22/7/2024 (ảnh Shutterstock / jamesonwu1972)
Sau cuộc hội đàm tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hôm 7/2 đã cùng tuyên bố phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng của Đài Loan bằng vũ lực hoặc cưỡng bức. Tuy nhiên, The Economist đã cảnh báo trước đó rằng trong 18 tháng, Trung Quốc qua đã phát động các hành động mới đối với các nước phía nam [thường là những nước yếu thế], hiện tại có 70 nước công nhận Trung Quốc có quyền áp dụng “mọi” biện pháp để chiếm Đài Loan, không quy định rõ ràng phải theo con đường hòa bình.
Ngày 9/2 The Economist có bài với tiêu đề “Chiến dịch mới gây sốc của Trung Quốc nhằm khiến thế giới chống lại Đài Loan”, qua đó tờ báo này cảnh báo thế giới về những động thái tấn công ngoại giao mới nhất của Trung Quốc, dường như là để có thể đảm bảo sự ủng hộ toàn cầu về hành động đẩy mạnh cưỡng chế đối với Đài Loan.
Theo bài viết, các hành động có thể xảy ra của Trung Quốc bao gồm đe dọa áp đặt kiểm dịch hoặc kiểm tra đối với Đài Loan (Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn vào tháng 10 năm ngoái và dự kiến sẽ áp đặt phong tỏa). Mặc dù một cuộc xâm lược toàn diện dường như chưa thể sớm xảy ra, nhưng nguồn tin từ giới chức Mỹ cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho các tướng lĩnh hãy sẵn sàng cho khả năng xâm lược Đài Loan vào năm 2027.
Các quan chức phương Tây đã thảo luận về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng Đài Loan, nhưng Trung Quốc hy vọng có thể hạn chế được hoàn cảnh này, do đó Bắc Kinh nỗ lực nhằm đảm bảo rằng hầu hết các nước công nhận tính hợp pháp trong hành động của họ, thậm chí khiến Liên Hợp Quốc cũng khó có lý do áp đặt các biện pháp trừng phạt và lên án họ, có nghĩa là mức độ tuân thủ toàn cầu đối với các biện pháp trừng phạt của phương Tây khi Trung Quốc xâm lược Đài Loan có thể thấp hơn so với trường hợp Nga xâm lược Ukraine.
Một cựu quan chức quốc phòng Úc là Benjamin Herscovitch cho biết trong một báo cáo của Viện Lowy, “Có thể kết luận một cách hợp lý rằng gần một nửa số thành viên Liên Hợp Quốc chính thức ủng hộ Trung Quốc tiếp quản Đài Loan, có thể vô ý nhưng cũng có thể cố ý”. Ông nói thêm rằng trên thực tế, không rõ các nước này sẽ phản ứng như thế nào, mặc dù Bắc Kinh có thể mô tả là các nước này bật đèn xanh cho việc sử dụng vũ lực.
Theo The Economist, 70 nước ủng hộ Trung Quốc đó trải rộng khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ Latin; trong đó 97% nằm ở phía nam, bao gồm Nam Phi, Ai Cập và Pakistan. Nhiều nước trong số đó, Trung Quốc và đã giành được tài nguyên thiên nhiên quan trọng thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” và hỗ trợ tài chính cho các cảng biển và các dự án giao thông khác.
The Economist cảnh báo rằng xu thế thay đổi này đã cho thấy mặc dù các khoản vay của Trung Quốc ở nước ngoài đã giảm và nhiều nước đang phát triển gặp vấn đề trong việc trả nợ cho Trung Quốc, nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước miền Nam toàn cầu vẫn tiếp tục tăng lên. Đồng thời, Mỹ và các đồng minh đã không thể khuyến khích các nước nghèo chống lại áp lực của Trung Quốc đối với Đài Loan, một phần vì các nước này không muốn liên kết vấn đề viện trợ với các mục tiêu chính sách đối ngoại của họ.
Với số lượng lớn các nước đang phát triển ủng hộ Trung Quốc có thể đóng vai trò quyết định trong việc xác định tính hợp pháp của việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan, điều này có thể ảnh hưởng đến việc quyết định của Mỹ trong khả năng can thiệp bảo vệ Đài Loan. Bắc Kinh sẽ tìm kiếm ủng hộ cho hành động của họ tại Liên Hợp Quốc, dù Mỹ và các đồng minh sẽ thúc giục các nước thành viên đoàn kết để lên án Trung Quốc và áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhưng phương Tây dường như sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn hơn so với trường hợp tháng 3/2022 khi 141/193 nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ nghị quyết yêu cầu Nga rút khỏi Ukraine.
Giáo sư Ja Ian Chong tại Đại học Quốc gia Singapore nói rằng cuộc tấn công ngoại giao của Trung Quốc dường như xuất phát từ bài học trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine. Trung Quốc muốn tránh tái diễn tình cảnh như Nga bị cô lập ngoại giao, đảm bảo các nước thân Trung Quốc có thể tiếp tục cung cấp dầu và các nguồn lực khác cho Nga hoặc cho phép vận chuyển qua các cảng của họ trong thời gian vấn đề Đài Loan bùng phát. Ngoài ra, ông nói thêm rằng Bắc Kinh “thích thể hiện tính hợp pháp”.
Giáo sư Ja Ian Chong vào tháng 2/2023 đã tiến hành một nghiên cứu về lập trường của các nước đối với Đài Loan. Nhưng cuộc khảo sát cho thấy 51 nước đã chấp nhận định nghĩa ưa thích của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan. Theo dữ liệu nghiên cứu của Viện Lowy và dữ liệu được công bố vào ngày 17/1 bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Trung Quốc khi đó dường như đã giành được sự ủng hộ của ít nhất 68 nước.
Thông tin chỉ ra rằng Trung Quốc đã phóng đại mức độ ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của họ về vấn đề Đài Loan, khi tuyên bố rằng họ đã được “phổ biến” đồng thuận về vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc cũng có thể lo ngại rằng tuyên bố chủ quyền của họ ngày càng bị phương Tây thách thức, bao gồm Nhật Bản là một trong số các đồng minh của Mỹ. Các nước này gần đây đã đưa ra những tuyên bố kiên quyết và thường xuyên hơn, chỉ trích Trung Quốc gây áp lực quân sự lên Đài Loan và ủng hộ Đài Loan “có chính nghĩa” tham gia Liên Hợp Quốc. Theo Bonnie Glaser của Quỹ Marshall Đức – một tổ chức tư vấn ở Washington – gần đây hầu hết các nước châu Âu đã nhận thức được chi phí kinh tế tiềm năng của cuộc xung đột Đài Loan. Bà Bonnie Glaser nói rằng đã có nhiều nước đang thảo luận về cách tăng cường khả năng răn đe và khiến Trung Quốc phải trả giá nhiều hơn nếu họ xâm lược Đài Loan.
Gần đây, Trung Quốc lo ngại rằng ông Trump có thể buộc một số nước thay đổi lập trường của họ đối với Đài Loan. Ví dụ, Panama đã ngừng thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 2017, đồng thời công nhận Trung Quốc và cùng năm đã ký kết với Trung Quốc tham gia “Vành đai và Con đường”. Tuy nhiên dưới áp lực của ông Trump, Panama vào ngày 6/2 đã rút khỏi “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc; ngoài ra họ cũng đang tiến hành kiểm toán một công ty liên quan đến Trung Quốc kiểm soát một cảng gần kênh đào Panama.
Tất nhiên, nếu Trung Quốc tấn công hoặc phong tỏa Đài Loan, Mỹ có thể bỏ qua Liên Hợp Quốc để đơn phương chặn vận chuyển đến và đi từ Trung Quốc. Nhưng Mỹ vẫn cần sử dụng các căn cứ, cảng và các cơ sở khác ở những nước phía nam, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nếu hầu hết các nước cho rằng phản ứng của họ là bất hợp pháp thì một số đồng minh cũng có thể lung lay.
Cuối cùng bài viết nhắc nhở, ngay cả trường hợp Ukraine không có vấn đề tranh chấp chủ quyền, nhưng khi đối mặt với sự xâm lược của Nga mà các nước phương Tây muốn duy trì đoàn kết quốc tế ủng hộ Ukraine đã rất khó khăn. Vì vậy, cuộc chiến giành ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Đài Loan sẽ còn khó khăn hơn, hiện nay Trung Quốc đang từng bước có được những bước tiến.
Vào ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Washington – Mỹ, sau đó đã có tuyên bố chung chỉ trích hành vi của Trung Quốc trên vùng biển phía đông và nam Trung Quốc, đồng thời nhắc lại rằng duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế; tuyên bố chung phản đối nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng Đài Loan bằng vũ lực hoặc cưỡng bức. Ngoài ra, lãnh đạo hai nước Mỹ và Nhật Bản cũng bày tỏ ủng hộ đối với sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế. Lãnh đạo hai nước cũng nhấn mạnh sẽ tuân thủ tầm nhìn về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho một thế giới hỗn loạn nơi bạo lực vẫn tiếp diễn, đồng thời quyết tâm hướng tới thời kỳ hoàng kim mới của quan hệ Mỹ-Nhật.
Vương Quân, Vision Times
Khi đang trên đường đến bệnh viện, Sha'nya Bennett chuyển dạ nhanh nên đành phải…
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương xử lý nghiêm vi…
Tổng chưởng lý của 17 tiểu bang Hoa Kỳ đã gửi thư cảnh cáo tới…
FBI cho biết hôm thứ Ba (11/2), họ đã phát hiện 2400 hồ sơ mới…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết tâm bảo đảm đưa toàn bộ công dân…
NATO cần một cuộc đại cải tổ sâu rộng, theo quan điểm của tỷ phú…