Thêm nhiều nghị sĩ Cộng hòa cam kết phản đối Cử tri đoàn vào ngày 6/1

Ngày càng có nhiều Dân biểu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện lên tiếng cam kết tham gia vào kế hoạch thách thức kết quả bầu cử tổng thống 2020 trong phiên họp hỗn hợp của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021.

Toà nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Shutterstock)

Dân biểu Cộng hòa Mo Brooks (tiểu bang Alabama) là người dẫn đầu nỗ lực thách thức các phiếu Cử tri đoàn. Ông Brooks đã nhiều lần công khai lên tiếng sẽ phản đối phiếu Cử tri đoàn khi lưỡng viện họp vào ngày 6/1.

Dân biểu tân cử Madison Cawthorn (tiểu bang Bắc Carolina) cũng đã gia nhập cùng nỗ lực của ông Brooks. Ông Cawthorn kêu gọi các thành viên khác của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội hãy làm điều tương tự.

Phát biểu trong một video được đăng trên Twitter hôm thứ Ba (22/12), Dân biểu Cawthorn cho hay: “Tôi có một thông điệp gửi đến tất cả các đảng viên Đảng Cộng hòa trên cả nước. Nếu quý vị không công khai lên tiếng kêu gọi cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng ở hiện tại và tương lai, thì tôi sẽ đến quận của quý vị, và tôi sẽ tài trợ cho chiến dịch chống lại quý vị”.

Theo The Hill, Dân biểu Mo Brooks, Madison Cawthorn và hàng chục dân biểu Cộng hòa khác hôm thứ Hai (21/12) đã gặp Tổng thống Trump để thảo luận về kế hoạch phản đối phiếu Cử tri đoàn.

Nhóm dân biểu này, cũng có Dân biểu Cộng hòa Jody Hice (tiểu bang Georgia). Ông Hice đã đăng tweet nói rằng ông sẽ phản đối các đại cử tri của bang Georgia.

Hôm nay đã có cuộc họp quan trọng với Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống [Mike Pence], đội ngũ luật sư của Tổng thống, nhóm dân biểu Cộng hòa và các thành viên khác của Quốc hội. Vào ngày 6/1, tôi sẽ dẫn dắt hành động phản đối các đại cử tri của bang Georgia. Các tòa án đã từ chối xét xử vụ kiện pháp lý của Tổng thống. Chúng tôi sẽ đảm bảo chắc chắn Nhân dân có thể!” ông Jody Hice viết.

Cũng trong thứ Hai (21/12), Dân biểu Cộng hòa Brian Babin (tiểu bang Texas) nói rằng ông sẽ phản đối kết quả bầu cử nếu Quốc hội không điều tra gian lận cử tri trước ngày 6/1. Ông cũng đã viết một lá thư ngỏ gửi tới ban lãnh đạo Quốc hội yêu cầu phải hành động. Gần 20 dân biểu Cộng hòa khác cũng đã cùng ký tên vào lá thư của ông Brian Babin.

Niềm tin vào tiến trình bầu cử của chúng ta phải được khôi phục”, ông Babin viết trong thư. “Nhiệm vụ của tôi là phải làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để đảm bảo rằng mọi lá phiếu hợp pháp được kiểm đếm, mọi lá phiếu bất hợp pháp bị loại ra, và các cuộc bầu cử của chúng ta duy trì minh bạch. Nếu không, nền dân chủ của chúng ta sẽ không thể tồn tại”.

Nếu Quốc hội từ chối hành động trước ngày 6/1, tôi sẽ phản đối các bản đệ trình phiếu cử tri đoàn tại sàn Hạ viện nhân danh hàng triệu người Mỹ và cá nhân tôi, những người không tin vào tính hợp lệ của cuộc bầu cử này”, ông Brian Babin viết trong lá thư.

Hôm thứ Ba (22/12), Dân biểu Cộng hòa Ted Budd (tiểu bang Bắc Carolina) đã viết trên Twitter rằng ông cũng có kế hoạch phản đối kết quả bầu cử tổng thống 2020. “Nhân dân sẽ tiếp tục chiến đấu cho Donald Trump”, ông Ted Budd viết.

Trong khi đó, Dân biểu Cộng hòa Lance Gooden (tiểu bang Texas) đã gửi một lá thư cho hai thượng nghị sĩ Cộng hòa của cùng tiểu bang là Ted Cruz và John Cornyn, nói rằng: “Tôi có ý định phản đối việc chứng nhận các đệ trình phiếu Cử tri đoàn trong ngày 6/1, và tôi thành kính yêu cầu các ông tham gia cùng với tôi”.

Chúng ta phải đứng lên vì hàng chục triệu người dân Mỹ muốn câu trả lời về những bất thường xung quanh cuộc bầu cử này”, ông Gooden viết trong lá thư. “Trách nhiệm của chúng ta về việc đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử là không phải bàn cãi, và người dân Mỹ xứng đáng được cảm thấy tự tin về tầm quan trọng của lá phiếu của họ”.

Cả ông Cornyn và ông Cruz đều chưa công khai nói liệu các ông có thách thức phiếu cử tri đoàn vào hôm 6/1 hay không.

Cho đến nay, chưa có thượng nghị sĩ nào công khai lên tiếng cam kết sẽ thách thức các kết quả bầu cử tổng thống 2020. Thượng nghị sĩ Cộng hòa như Rand Paul (bang Kentucky), và Thượng nghị sĩ Cộng hòa tân cử Tommy Tuberville (bang Alabama) là số ít các thượng nghị sĩ nói rằng họ có thể phản đối phiếu Cử tri đoàn trong cuộc họp lưỡng viện ngày 6/1.

Theo luật định, những phản đối phiếu đại cử tri trong phiên họp quốc hội hỗn hợp cần phải được viết bằng văn bản và có ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ ký tên. Nếu phản đối đáp ứng được các yêu cầu, thì phiên họp hỗn hợp sẽ tạm dừng và mỗi viện sẽ rút về họp riêng để thảo luận vấn đề này trong tối đa hai giờ. Hạ viện và Thượng viện sau đó sẽ bỏ phiếu riêng rẽ để chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu phản đối phiếu đại cử tri bằng hình thức đa số tối thiểu.

Nếu một viện chấp nhận và viện còn lại bác bỏ, thì theo luật liên bang “các phiếu bầu của các đại cử tri do cơ quan hành pháp tiểu bang xác nhận, vẫn còn niềm phong, sẽ được kiểm đếm”.

Xuân Thành

Xem thêm: 

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

4 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

5 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

6 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago