Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết, Thụy Điển và Phần Lan phải trục xuất hoặc dẫn độ 130 “kẻ khủng bố” tới Thổ Nhĩ Kỳ trước khi quốc hội nước này chấp thuận đề xuất gia nhập NATO của họ.
Tổng thống Tayyip Erdogan (Ảnh minh họa: Getty Images)
Hai quốc gia Bắc Âu này đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nhưng hồ sơ của họ phải được tất cả 30 quốc gia thành viên NATO chấp thuận. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa đồng ý.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Thụy Điển trước hết phải có lập trường rõ ràng hơn với những gì họ coi là “khủng bố”, chủ yếu là các chiến binh người Kurd và một nhóm người mà họ đổ lỗi cho âm mưu đảo chính năm 2016.
“Nếu các vị không giao nộp những tên khủng bố cho chúng tôi thì chúng tôi không thể phê duyệt đơn gia nhập NATO thông qua quốc hội,” ông Erdogan nhấn mạnh trong một bình luận vào cuối ngày 15/1, khi đề cập đến một cuộc họp báo chung mà ông đã tổ chức với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson hồi tháng 11 năm ngoái.
“Để được quốc hội thông qua, trước hết các vị phải chuyển giao hơn 100, khoảng 130 kẻ khủng bố này cho chúng tôi,” ông tiếp tục.
Đến nay, hành động chống khủng bố của Phần Lan đang được Thổ Nhĩ Kỳ hài lòng hơn so với Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển cũng đã thắt chặt luật chống khủng bố, song thừa nhận sẽ không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều trường hợp yêu cầu dẫn độ sẽ không được thực hiện nếu Tòa án Thụy Điển không cho phép.
Dù vậy, các chính trị gia Phần Lan giải thích yêu cầu của ông Erdogan là một phản ứng tức giận đối với một sự cố ở Stockholm vào tuần trước, trong đó một hình nộm của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bị treo lên trong một cuộc biểu tình nhỏ.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cũng bày tỏ với đài truyền hình công cộng YLE: “Tôi tin rằng đây hẳn là một phản ứng đối với các sự kiện diễn ra trong những ngày qua.”
Ông Haavisto cho hay, ông chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức mới nào từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhằm ứng phó với vụ việc ở Stockholm, Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy chuyến thăm đã tới Ankara của Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen, mà thay vào đó ông đã đến Helsinki hôm 16/1.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng ở Phần Lan và Thụy Điển, chúng tôi có quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi không thể kiểm soát điều đó,” Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Matti Vanhanen nói với phóng viên trong buổi họp báo chung với ông Norlen.
Ngày 16/1, Thủ tướng Thụy Điển Kristersson khẳng định, đất nước của ông đang ở một “vị thế thích hợp” để đảm bảo Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO.
Trước đó, phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – ông Ibrahim Kalin hôm 14/1 cảnh báo, thời gian không còn nhiều để quốc hội nước này phê duyệt đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến vào tháng 5 tới.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…