Thủ tướng Anh Keir Starmer đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 khác “tiếp tục gây đau đớn tối đa cho Putin” thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga và tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Theo bản thông báo do văn phòng của ông Starmer công bố, trong một cuộc họp trực tuyến vào thứ Sáu (13/12), “Thủ tướng [Starmer] cho biết với việc [Tổng thống Nga Vladimir] Putin không có dấu hiệu nhượng bộ, điều quan trọng là chúng ta phải tăng cường sự ủng hộ của mình để đưa [Ukraine] vào vị thế tốt nhất có thể cho tương lai“.
Thông báo nêu rõ: “Ông [Starmer] kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 khác tiếp tục gây đau đớn tối đa cho Putin bằng cách tăng cường hỗ trợ quân sự cho người Ukraine và tăng cường áp lực kinh tế, bao gồm cả thông qua các lệnh trừng phạt tiếp theo nếu có thể [lên Nga]“.
Hai ngày trước đó, Hoa Kỳ và Anh đã công bố một đợt trừng phạt mới đối với Moskva, nhắm vào những gì chính phủ Anh gọi là “hoạt động buôn bán vàng bất hợp pháp” của Nga. Cùng lúc đó, các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt kinh tế thứ 15, lần này nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga và các công ty Trung Quốc bị cáo buộc sản xuất máy bay không người lái cho quân đội Nga.
Các đợt trừng phạt liên tiếp đã không thể làm nền kinh tế Nga “sụp đổ” như Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã dự đoán vào năm 2022. Thay vào đó, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 3,6% trong năm nay, trong khi nền kinh tế Anh tăng trưởng 1,1%, theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
“Chúng tôi đã học được rất nhiều điều sau khi các lệnh trừng phạt bắt đầu“, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với nhà báo người Mỹ Tucker Carlson trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng này. “Nhưng những gì không giết chết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn, bạn biết đấy. Họ sẽ không bao giờ giết chết được chúng tôi, vì vậy họ đang khiến chúng tôi mạnh mẽ hơn“.
Trong bối cảnh mức sống trong nước suy giảm một cách đáng kể từ trước đến nay, Vương quốc Anh vẫn đã viện trợ quân sự 8,34 tỷ bảng Anh (10,52 tỷ USD) cho Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, theo số liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, cơ quan chuyên theo dõi viện trợ của phương Tây cho Kiev.
Tháng trước, ông Starmer tuyên bố rằng đợt cung cấp vũ khí và đạn dược này sẽ giúp người Ukraine “đảm bảo một nền hòa bình công bằng và lâu dài theo các điều kiện của mình“. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã lập luận rằng bất kỳ điều khoản hòa bình nào trong tương lai cũng sẽ tệ hơn đối với Ukraine so với những điều khoản mà Kiev đã bác bỏ trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Istanbul vào tháng 4 năm 2022.
Trong khi vào thời điểm năm 2022, Nga đã chuẩn bị kết thúc chiến tranh với việc Ukraine đồng ý không tham gia NATO và trao quyền tự chủ cho các khu vực Donetsk và Lugansk, thì bây giờ Kiev sẽ phải chấp nhận “thực tế trên thực địa“, ông Lavrov nói với nhà báo Carlson, ám chỉ đến thực tế là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye hiện là một phần của Liên bang Nga và sẽ không được nhượng lại cho Ukraine.
Đại diện 3 hộ dân tại khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh,…
Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…
Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…
“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…