Thủ tướng Kishida và Chủ tịch Tập thảo luận về quan hệ hai nước và eo biển Đài Loan

Hôm thứ Năm (17/11), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng hợp tác, thiết lập mối quan hệ mang tính xây dựng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Ngày 17/11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp song phương trong khuôn khổ hội nghị APEC tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Nhật Bản trong 3 năm qua, đồng thời cũng là cuộc đối thoại thứ 2 giữa Thủ tướng Kishida và ông Tập Cận Bình kể từ cuộc điện đàm vào tháng 10/2021.

Thủ tướng Kishida và ông Tập đã tới Bangkok để tham dự cuộc họp thường niên của “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương” (APEC) do Thái Lan tổ chức từ ngày 18 – 19/11, và có cuộc hội đàm song phương vào tối thứ Năm (17/11).

Khi căng thẳng về vấn đề Đài Loan gia tăng, trong bài phát biểu khai mạc tại hội nghị thượng đỉnh song phương ở Bangkok, Thủ tướng Kishida cho biết cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có trách nhiệm đảm bảo “an ninh và hòa bình của khu vực và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”.

Trước cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, Thủ tướng Kishida nói: “Điều quan trọng là cả hai nước phải tăng cường nỗ lực phát triển mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng.” Hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm (17/11) được tổ chức theo yêu cầu của Nhật Bản, điều mà Tokyo cho là cần thiết để theo đuổi đối thoại song phương.

Theo bản tin của NHK ngày 17/11, khi bắt đầu cuộc họp, ông Tập Cận Bình cho biết năm nay đánh dấu kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Là những quốc gia quan trọng ở châu Á và thế giới, hai nước có nhiều lợi ích chung và dư địa hợp tác.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương Trung Quốc-Nhật Bản không thay đổi, và sẽ không thay đổi trong tương lai.

Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida nói với truyền thông rằng ông đã chuyển tới ông Tập sự quan tâm của mình về hòa bình ở eo biển Đài Loan. Hai bên đã đồng ý khởi động lại đối thoại song phương Nhật Bản-Trung Quốc, gồm cả đối thoại cấp lãnh đạo.

Thủ tướng Nhật nói đã trao đổi thông điệp rất tốt với ông Tập Cận Bình. Hiện nay, quan hệ Nhật-Trung đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề chưa được giải quyết, và có nhiều khả năng hợp tác.

Ông từ chối bình luận nội dung cụ thể về những gì ông Tập nói, và nói rằng điều này trái với nghi thức. Thủ tướng Kishida từng là Ngoại trưởng Nhật Bản.

Tokyo và Washington vẫn luôn tăng cường quan hệ đối tác an ninh và cảnh giác với tham vọng của Bắc Kinh, đồng thời tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào cường quốc châu Á này.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, bất kỳ sự thay đổi kinh tế nào dự kiến cũng ​​sẽ diễn ra dần dần. Vì nhiều công ty Nhật Bản thu được một phần đáng kể doanh thu ở nước ngoài từ Trung Quốc.

Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép quân sự với Nhật Bản về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Đông. Ngoài ra, Nhật Bản, với tư cách là một nước láng giềng, cảm thấy ngày càng gặp rủi ro khi Bắc Kinh gây áp lực lên Đài Loan. Đài Loan là một cơ sở công nghiệp quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho Nhật Bản.

Tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình nói rằng ông “không bao giờ hứa sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực” để thống nhất Đài Loan.

Hôm thứ Năm (17/11), ông Tập đã gặp Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., người có lập trường cứng rắn hơn người tiền nhiệm về các vùng biển tranh chấp với Bắc Kinh, và đẩy nhanh thỏa thuận chia sẻ căn cứ với Hoa Kỳ.

Đầu tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với Tập Cận Bình tại Bali, Indonesia. Nhưng ông Biden đã không tham dự cuộc họp APEC hôm thứ Năm (17/11).

Ông Tập Cận Bình đã chỉ trích Hoa Kỳ ẩn danh trong một bài phát biểu bằng văn bản tại cuộc họp APEC hôm thứ Năm (17/11). Ông cho rằng châu Á – Thái Bình Dương không phải là sân sau của bất kỳ ai, không nên trở thành chiến trường của các cường quốc.

Mọi âm mưu gây ra một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ không được con người và thời đại này cho phép, cũng như những âm mưu chính trị hóa, vũ khí hóa các quan hệ kinh tế, thương mại nên chống lại.

Hội nghị APEC là điểm dừng chân cuối cùng của các hội nghị quốc tế lớn ở châu Á, sau hội nghị cấp cao ASEAN và G20.

Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, chính phủ các nước sẽ thúc đẩy các kế hoạch phục hồi hướng tới khái niệm tuần hoàn sinh học – kinh tế xanh. Đây sẽ là mục tiêu toàn diện đầu tiên được đặt ra cho vấn đề bảo vệ môi trường và khí hậu kể từ APEC. Một chủ đề quan trọng nữa của cuộc họp này là thảo luận về vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, do giá năng lượng và lương thực tăng vọt bởi ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine.

APCE đại diện cho một nửa thương mại toàn cầu và 60% kinh tế thế giới, với 21 nền kinh tế thành viên, bao phủ dân số 2,9 tỷ người, chiếm 38% dân số thế giới, tổng khối lượng kinh tế là 52.000 tỷ USD, và 55% GDP toàn cầu.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

33 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

59 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago