Ngày 6/2 năm nay, nhà truyền thông bảo thủ nổi tiếng người Mỹ Tucker Carlson đã trực tiếp phỏng vấn ông Tổng thống Nga Putin, đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của một nhân vật truyền thông phương Tây với Putin từ sau khi Nga xâm lược Ukraine và vào dịp cuộc chiến kéo dài tròn 2 năm. Cuộc phỏng vấn được thực hiện kín ở Moscow này đã gây tranh luận trên khắp thế giới, bản thân ông Carlson cũng hứng chịu nhiều áp lực công luận.
Trong cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ, Putin dành nhiều thời gian để nói về lịch sử, cố gắng tiếp tục lập luận rằng Ukraine đã là một phần của Nga từ xa xưa. Quan điểm lịch sử tự cho mình là đúng và lấy nước Nga làm trung tâm này không đáng để tranh luận [vì tùy tiện]. Tại các nước láng giềng của Nga, một câu nói nhẹ nhàng của cựu Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj cũng đủ khiến Putin bẽ mặt. “Sau phát biểu của Putin, tôi đã tìm bản đồ lịch sử của Mông Cổ. Đừng lo lắng. Chúng tôi là một đất nước hòa bình và tự do”, ông nói. Ông đã trình bày bốn bản đồ của Đế quốc Mông Cổ từ thế kỷ 13 và 14. Vào thời điểm đó, Đế quốc Mông Cổ sáp nhập 44 quốc gia, trong đó có Nga, Trung Quốc, Kazakhstan và nhiều nước châu Á, châu Âu và Trung Đông, tất cả đều là một phần của Đế quốc Mông Cổ.
Có thể thấy khá thú vị về chủ đề Trung Quốc được Putin nói trong cuộc phỏng vấn. Ông Carlson hỏi: “Các nước BRICS có nguy cơ bị nền kinh tế Trung Quốc thống trị hoàn toàn không?” “Ngài có lo lắng không?” Ông Putin trả lời: “Chúng tôi và Trung Quốc là hàng xóm. Bạn không thể chọn hàng xóm của mình. Chúng tôi có đường biên giới dài 1000 km với họ. Chúng tôi đã có lịch sử cùng tồn tại bên nhau hàng trăm năm và đã quen với điều đó. Triết lý chính sách đối ngoại của Trung Quốc không mang tính xâm lược, họ luôn tìm kiếm thỏa hiệp, đó là điều chúng tôi có thể thấy được”.
Câu cuối gửi tới ông Tập Cận Bình và Bắc Kinh vờ như ông Putin không lo lắng về đe dọa từ Trung Quốc, tuy nhiên lời trước đó ngầm cho thấy thù địch và lo lắng. “Không được chọn hàng xóm”, câu này đã hàm ý đối tượng nói đến đó không phải là hàng xóm tốt mà là hàng xóm xấu. Giống như một câu nói phổ biến trong giới chính trị Nhật Bản: “Là hàng xóm của Trung Quốc (cộng sản), đó là điều không may của Nhật Bản”. Vì không có lựa chọn nào khác và vì có đường biên giới chung dài 1000 km nên Nga cũng như Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhẫn nại.
Trong cuộc phỏng vấn, mặc dù ông Putin đề cập rằng ông ấy và ông Tập Cận Bình là “đồng chí, bạn bè”, nhưng ông cũng nói: “Phương Tây sợ một Trung Quốc hùng mạnh hơn là sợ một nước Nga hùng mạnh, bởi vì Nga chỉ có dân số 150 triệu người, trong khi Trung Quốc có dân số 1,5 tỷ người. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhảy vọt, hoặc hơn 5% mỗi năm, trước đây từng tăng trưởng cao hơn nhiều. Nhưng đối với Trung Quốc như vậy là đủ. Về quy mô nền kinh tế và sức mua, ngày nay Trung Quốc là lớn nhất thế giới, đã vượt qua Mỹ từ rất lâu”.
Ông Putin đang ca ngợi Trung Quốc? Không! Ông ấy đang cảnh báo phương Tây. “Diễn dịch” lại lời nói của ông ấy, thì ý nghĩa như sau: Tại sao phương Tây phải sợ Nga? Nên sợ là Trung Quốc; Nga không phải mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây mà đó là Trung Quốc. Với dân số gấp 10 lần Nga và nền kinh tế lớn hơn Mỹ, Trung Quốc đủ sức trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây.
Khi Putin nói điều này, ông ta đã cố tình phóng đại sức mạnh của Trung Quốc và phóng đại mối đe dọa của Trung Quốc. Với nền tảng là KGB và tình báo Nga, ông Putin không thể không biết rằng mức tăng trưởng kinh tế 5,2% mà chính quyền Tập Cận Bình tuyên bố năm ngoái đã bị cáo buộc là giả mạo; dân số Trung Quốc cũng chưa đến 1,5 tỷ người, còn vấn đề đông dân nhất đã nhường chỗ cho Ấn Độ; cái gọi là “mọi người Trung Quốc sung túc vừa đủ, không còn ai đói nghèo” vẫn chỉ là khẩu hiệu để hướng tới. Ông Putin không thể không biết rằng nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái tăng tốc, đi lùi lại lịch sử: các công ty lần lượt đóng cửa, chính phủ nợ nần chồng chất, thu nhập của người dân giảm sút, người dân thất nghiệp khắp nơi, chuỗi công nghiệp và cung ứng đang bị chuyển đi với số lượng lớn…
Trên thực tế trong cuộc trao đổi này, ông Putin đã bộc lộ bản chất của mối quan hệ Trung – Nga và mối quan hệ giữa Tập và Putin: sử dụng nhau như những quân cờ, con bài, lá chắn; mặc dù Trung Quốc và Nga đều chống Mỹ và chống phương Tây, nhưng xuất phát từ chiến lược sinh tồn, lại đua tranh thể hiện tốt với Mỹ và phương Tây. Dưới bề mặt liên minh Trung – Nga, Tập Cận Bình thường mưu cầu đến việc xây dựng quan hệ tốt với Mỹ, có phải Putin cũng đã như vậy?… Quan hệ chỉ cực đoan dựa trên lợi ích, không còn lợi ích thì quan hệ cũng không còn!
Hai ngày sau, tức ngày 8/2 trước thềm Tết âm lịch, ông Putin và Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm. Bề ngoài thì Putin chúc mừng Tết Trung Quốc, thực chất mỗi bên đều nói những lời sáo rỗng xã giao, và nói cho bên thứ ba. Điều đáng ngạc nhiên nhưng thực chất không có gì đáng ngạc nhiên là, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại này, cả ông Putin lẫn ông Tập Cận Bình hoàn toàn không còn đề cập gì đến cái gọi là “thay đổi chưa từng có trong một thế kỷ”.
Cần lưu ý rằng đây là quan điểm mà ông Tập Cận Bình thường đề cập trong những năm gần đây, có lẽ sau khi những người cố vấn như Vương Hỗ Ninh đưa ra đề xuất và được ông Tập thấy hay ho, sau đó ông đã thường xuyên dùng luận điệu này với các quan chức nước ngoài, đặc biệt là với ông Putin, mỗi lần hội ngộ ông Putin là ông Tập Cận Bình lại nhắc đến. Sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đến thăm Nga, khi đó luận điệu này đã nhiều lần nhắc lại trong cuộc hội đàm với ông Putin, ông Tập trịnh trọng nói với ông Putin khi cáo biệt: “Đây là thay đổi chưa từng có trong một thế kỷ, người bạn thân mến, chúng ta hãy đứng dậy và thúc đẩy sự thay đổi này”, ông Putin đáp lại ngắn gọn: “Tôi đồng ý”.
Bây giờ có vẻ như cái gọi là “thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ” chỉ là lời nói mà thôi. Khi ông Tập lặp lại câu này, ngay cả bản thân ông cũng không chắc chắn. Đằng sau lập luận này là đánh giá sai lầm logic về việc “phương Đông trỗi dậy, phương Tây suy thoái”. Chỉ trong vài năm qua đã nhanh chóng chứng minh rằng, không những không có chuyện “phương Đông trỗi dậy, phương Tây suy thoái”, mà còn thêm lần nữa cho thấy “phương Tây trỗi dậy, phương Đông suy thoái” (ngay cả nhiều học giả tay sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thừa nhận).
Dù là “phương Đông trỗi dậy, phương Tây suy thoái” hay “những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ”, trong chính quyền Tập Cận Bình vốn đang phấn khích vì thành công, một khi những sáo ngữ “nghe có vẻ hay” được học giả tay sai đưa ra, chúng sẽ tất yếu sớm trở thành khẩu hiệu chính trị, đặc biệt là tuyên truyền chính trị trong nước. Vì thế, những người máy móc như ông Tập Cận Bình sẽ lặp lại một cách máy móc, cho đến khi tình hình thực tế hoàn toàn thay đổi lộ rõ thì phải vứt bỏ, không còn dùng khẩu hiệu được nữa vì thô thiển thì phải dừng lại.
Trần Phá Không
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…