Thượng viện Mỹ chuẩn thuận Thẩm phán Ketanji Brown Jackson vào Tối cao Pháp viện

Thượng viện Mỹ hôm thứ Năm (7/4) đã bỏ phiếu chuẩn thuận Thẩm phán Ketanji Brown Jackson vào Tối cao Pháp viện.

Theo The Epoch Times, Thượng viện đã xác nhận đề cử viên Ketanji Brown Jackson vào Tối cao Pháp viện với 53 phiếu thuận, 47 phiếu chống. Toàn bộ 50 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cùng 3 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu thuận. Ba thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đứng về phe đảng đối lập gồm các thượng nghị sĩ: Mitt Romney (bang Utah), Lisa Murkowski (bang Alaska) và Susan Collins (bang Maine).

Như vậy, bà Ketanji Brown Jackson đã trở thành phụ nữ da màu đầu tiên được xác nhận vào tòa án cao nhất nước Mỹ. Bà sẽ gia nhập Tối cao Pháp viện thay vị trí của Thẩm phán Stephen Breyer khi ông này nghỉ hưu vào cuối kỳ làm việc hiện tại.

Trong nhiều giờ hướng đến phiên bỏ phiếu cuối cùng, các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh đến năng lực của bà Jackson và khẳng định việc xác nhận bà vào Tối cao Pháp viện sẽ là “thành tựu chói sáng cho nước Mỹ”.

Phát biểu trước khi bỏ phiếu, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer cho hay: “Tổng thống [Biden] đã chuyển cho chúng ta một đề cử viên ấn tượng. Chiều nay, Thượng viện sẽ hoàn thành nghĩa vụ hiến định để xác nhận vị thẩm phán xuất sắc và đột phá này”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley (Đảng Cộng hòa, bang Iowa) giải thích rằng ông và các đồng nghiệp khác phán đối chuẩn thuận bà Jackson vào Tối cao Pháp viện vì bà không có triết lý tư pháp rõ ràng.

Những đề cử viên vào nhánh tư pháp, thì triết lý của họ, cách họ quyết định các vụ án, phải được xem xét trước tiên”, ông Grassley nói.

Một phần của triết lý tư pháp là có hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp nước ta. Những quyền tự nhiên là một phần của hệ thống đó. Thẩm phán Jackson đã giải thích với chúng ta rằng bà không ‘có lập trường về việc liệu các cá nhân có các quyền tự nhiên hay không’. Trả lời thế là rất sốc. Các quyền tự nhiên là cơ bản của hệ thống hiến pháp chúng ta và các nguyên tắc về chính phủ giới hạn”, ông Grassley nói.

Nguyên tắc về chính phủ giới hạn là điều làm nước Mỹ trở thành một quốc gia biệt lệ và làm nổi bật Hiến pháp của chúng ta. Các thẩm phán phải có hiểu biết đúng đắn về những nguyên tắc cơ bản này. Cách mà Thẩm phán Jackson trả lời những câu hỏi này… cho thấy rằng bà ta thiếu hiểu biết về những nền tảng rất cần thiết này”, ông Grassley bày tỏ.

Xuân Thành 

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

51 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

58 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago