Thứ Năm (ngày 16/1), tổ chức bảo vệ dữ liệu của Áo “None of your business (NOYB)” đã đệ đơn kiện 6 công ty Trung Quốc về quyền riêng tư, bao gồm TikTok, Shein, Xiaomi, WeChat, Temu và AliExpress, cáo buộc họ đã cung cấp bất hợp pháp dữ liệu của người dùng EU cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo thông cáo báo chí do NOYB có trụ sở tại Vienna phát hành vào thứ năm (16/1), đây là lần đầu tiên họ đệ đơn khiếu nại một công ty Trung Quốc.
NOYB đã nộp 6 đơn khiếu nại tại Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Bỉ và Áo, yêu cầu cơ quan quản lý ngăn chặn các công ty này chuyển dữ liệu sang Trung Quốc, và đề xuất mức phạt lên tới 4% doanh thu toàn cầu của những công ty này. Trong trường hợp của Temu, con số này có thể lên tới 1,35 tỷ euro (khoảng 1,39 tỷ USD).
NOYB cho biết, trang thương mại điện tử AliExpress thuộc sở hữu của Alibaba, cùng nhà bán lẻ Shein, TikTok và nhà sản xuất điện thoại Xiaomi thừa nhận đã chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng châu Âu sang Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà bán lẻ Temu và ứng dụng nhắn tin WeChat thuộc sở hữu của Tencent cũng chuyển dữ liệu sang “Quốc gia thứ 3“ không được tiết lộ, nhiều khả năng là Trung Quốc.
Theo chế độ bảo mật của Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR), dữ liệu chỉ có thể được chuyển từ EU sang các quốc gia khác nếu có thể đảm bảo rằng quốc gia tiếp nhận dữ liệu sẽ không giảm mức độ bảo vệ dữ liệu.
Cô Kleanthi Sardeli, một luật sư bảo vệ dữ liệu tại NOYB, cho biết do Trung Quốc là một quốc gia giám sát độc tài, rõ ràng là họ không thể cung cấp cùng mức bảo vệ dữ liệu như EU. Việc chuyển dữ liệu cá nhân của người châu Âu cho Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp và phải kết thúc ngay lập tức.
Quốc hội Hoa Kỳ tin rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance có mối quan hệ chặt chẽ và nguy hiểm với chính quyền ĐCSTQ. Họ đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng Hoa Kỳ và đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ. ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19/1, nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị chặn trên khắp Hoa Kỳ.
Công chức ở các quốc gia bao gồm Pháp, Áo, Hà Lan và Na Uy bị cấm sử dụng TikTok trên điện thoại dùng trong công việc.
Tại Hoa Kỳ và Canada, nhân viên chính phủ liên bang đã bị cấm cài đặt TikTok trên thiết bị làm việc kể từ đầu năm 2023. Hầu hết các tiểu bang đều có quy định tương tự. Chính phủ Úc, New Zealand và các quốc gia khác cũng cấm nhân viên sử dụng TikTok trên điện thoại công việc.
Tháng trước, do ảnh hưởng tiêu cực của TikTok đến thanh thiếu niên, ông Edi Rama, Thủ tướng nước châu Âu Albania, đã tuyên bố TikTok sẽ bị cấm trong ít nhất một năm kể từ đầu năm 2025.
Luật sư Sardeli cho biết, các công ty Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ yêu cầu của Chính phủ (ĐCSTQ) về việc truy cập dữ liệu. Điều này có nghĩa là dữ liệu của người dùng châu Âu sẽ gặp rủi ro khi được truyền ra nước ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền phải hành động nhanh chóng, bảo vệ các quyền cơ bản của những người liên quan.
Vụ kiện được đệ trình bởi những cá nhân có yêu cầu tiếp cận dữ liệu nhưng không được trả lời. Những người dùng này đã đệ đơn kiện lên cơ quan bảo vệ dữ liệu ở nhiều quốc gia thông qua NOYB.
Các trường hợp này liên quan đến TikTok và Xiaomi (Hy Lạp), thương hiệu thời trang nhanh Shein (Ý), các nhà bán lẻ trực tuyến AliExpress (Bỉ) và Temu (Áo) và ứng dụng mạng xã hội WeChat (Hà Lan).
Đến nay, NOYB đã đệ trình khoảng 800 vụ kiện chống lại các ‘gã khổng lồ’ trực tuyến như Google, Apple, Facebook và Amazon. Chỉ riêng trong trường hợp của Meta, hành động của tổ chức này đã dẫn đến khoản tiền phạt hành chính lên tới hơn 1,5 tỷ euro (khoảng 1,55 tỷ USD).
Bình Minh (t/h)
Ông Nguyễn Văn Tiến bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn…
Một cư dân mạng chia sẻ clip viết: “Cá sấu nước mặn ở Indonesia đã…
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân…
Rửa mặt là bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng bạn có chắc…
Nhà máy sản xuất vắc-xin của VNVC tại Long An do Tập đoàn Rieckermann (Đức)…
HĐXX nhận định hành vi của hai bị cáo Trần Thị Bình Minh và Phan…