Tình hình COVID-19: Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trên toàn quốc

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 22/3, thế giới ghi nhận thêm khoảng 1,47 triệu ca mắc COVID-19 mới và 4.194 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 419.847.332 ca, trong đó có khoảng 5.595.179 người thiệt mạng.

(Ảnh minh họa: StreetVJ/Shutterstock)

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 353.725 ca; Đức đứng thứ 2 với 268.357 ca; tiếp theo là Pháp (180.777 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 502 người thiệt mạng trong ngày; tiếp theo là Nga 472 ca và Brazil với 333 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.463.362 người, trong đó có 999.536 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.010.971 ca nhiễm, bao gồm 516.574 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ 3 với 29.682.615 ca bệnh và 657.696 ca tử vong.

Gỡ bỏ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng “Omicron tàng hình”

Ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một số nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Ý và Anh đã gỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19 một cách quá mạnh tay và do vậy, những nước này đang chứng kiến số ca mắc gia tăng có thể do biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là “Omicron tàng hình”).

Phát biểu họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge đã bày tỏ sự lạc quan song vẫn cảnh giác về tiến triển của dịch bệnh tại châu Âu. Theo ông, số ca mắc COVID-19 đang trên đà gia tăng tại 18 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO. Theo ông, nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng có thể là do biến thể Omicron tàng hình dễ lây lan hơn, nhưng không gây nguy hiểm so với những biến thể khác. Ngoài ra, việc một số nước châu Âu quá mạnh tay trong việc gỡ bỏ các hạn chế phòng dịch cũng là nguyên nhân gây ra tình hình này.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đã giảm mạnh so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối tháng 1, song hiện đang trên đà gia tăng trở lại kể từ đầu tháng 3. Trong 7 ngày qua, hơn 5,1 triệu ca mắc mới và 12.496 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận tại khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên gần 194,4 triệu ca và số ca tử vong lên hơn 1,92 triệu ca.

Trung Quốc phong tỏa thành phố hơn 9 triệu dân

Đêm 21/3, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc nước này, sau khi số ca mắc COVID-19 tại đây tăng.

Theo thông báo, nhà chức trách đã tiến hành kiểm soát chặt toàn bộ các khu dân cư, đồng thời cấm người dân rời khỏi nhà mà không có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ. Với khoảng 9 triệu dân, Thẩm Dương là trụ sở công nghiệp của nhiều nhà máy, trong đó có hãng sản xuất ô tô BMW. Trong ngày 22/3, thành phố này đã ghi nhận 47 ca mắc COVID-19 mới.

Nhờ việc kết hợp giữa chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ, cách ly trong thời gian dài và phong tỏa có trọng điểm, Trung Quốc – quốc gia ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 trên thế giới – đã kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh đang đặt ra những thách thức lớn đối với nước này. Trong 2 tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp phong tỏa, xét nghiệm quy mô lớn nhằm ngăn chặn các ổ dịch COVID-19 tại nhiều địa phương. Trong ngày 21/3, Trung Quốc Đại Lục đã ghi nhận 2.281 ca nhiễm mới trong cộng đồng, trong đó phần lớn ở tỉnh Cát Lâm ở vùng Đông Bắc.

Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt trên toàn quốc

Ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19 trọng điểm trên toàn quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 9/1 năm nay, không có địa phương nào ở Nhật Bản phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Song song với việc gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời củng cố hệ thống y tế, tăng cường năng lực xét nghiệm và dự trữ thuốc để chuẩn bị đối phó với các làn sóng lây nhiễm khác trong tương lai. Bên cạnh đó, theo Đài truyền hình NHK, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ khuyến khích việc sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng ở các nhà hàng, quán bar, các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn và hoạt động đi lại.

Cuối tuần trước, chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio đã quyết định gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 18 tỉnh, thành kể từ ngày 22/3. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 có dấu hiệu lắng dịu ở nước này. Trong tuần từ ngày 14-20/3, Nhật Bản chỉ ghi nhận 328.303 ca nhiễm mới, giảm 49.805 ca so với 1 tuần trước đó.

Phan Anh (tổng hợp)

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

14 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago