Thế Giới

Tổ chức Do Thái đòi bồi thường mới từ tài khoản Đức Quốc xã tại ngân hàng UBS

Tập đoàn ngân hàng khổng lồ của Thụy Sĩ UBS có thể phải bồi thường hàng tỷ đô la cho các nạn nhân sống sót sau thảm họa Holocaust, nếu các cáo buộc từ các tổ chức Do Thái được chứng minh là đúng về việc tồn tại các tài khoản di sản thời Đức Quốc xã chưa được tiết lộ, được UBS thừa kế từ ngân hàng Credit Suisse sau khi ngân hàng này sụp đổ.

Logo của Ngân hàng UBS tại trung tâm thành phố Zürich, Thụy Sĩ. (Ảnh: DreamerAchieverNoraTarvus / Shutterstock)

Theo Bloomberg, UBS hiện đang hoàn tất cuộc điều tra về vấn đề này.

Ông Ronald Lauder, Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới và là nhân vật chủ chốt đứng sau thỏa thuận bồi thường 1,25 tỷ USD với các ngân hàng Thụy Sĩ vào năm 1998, nói với Bloomberg rằng ông tin các ngân hàng còn nợ nhiều hơn thế.

“Chúng tôi có lẽ đã bỏ sót từ 5 đến 10 tỷ USD,” ông nói.

Vào năm 2020, Trung tâm Simon Wiesenthal – một tổ chức nhân quyền Do Thái – đã cáo buộc Credit Suisse không tiết lộ các tài khoản có liên quan đến khách hàng là thành viên Đức Quốc xã. Đáp lại, ngân hàng này đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ.

Sau khi UBS mua lại Credit Suisse vào năm 2023, ngân hàng này đã bổ nhiệm lại Neil Barofsky, cựu công tố viên liên bang Hoa Kỳ, làm thanh tra độc lập để dẫn dắt một cuộc rà soát sâu rộng hơn. Theo Bloomberg, báo cáo cuối cùng dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm tới.

Cuộc điều tra đã phát giác ra nhiều điểm bất thường, theo bản tin cho biết. Nghiên cứu sơ bộ của ông Barofsky đã tìm ra hàng trăm tài khoản, một số được ghi nhãn nội bộ như “Danh sách đen Hoa Kỳ,” cho thấy sự che đậy có chủ ý trong các cuộc điều tra trước đây.

Những con số này thật kinh khiếp. Trong khi một người Do Thái gửi vào 100.000 USD, thì những tên Đức Quốc Xã này gửi vào 10 hay 20 triệu USD hoặc tương đương,” ông Lauder nói, cho rằng số tiền này nhiều khả năng là của cải cướp đoạt từ các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust. “Không một đồng nào trong số đó được đề cập trong thỏa thuận dàn xếp vào thập niên 1990.

Ông Lauder cho rằng UBS hiện có thể sẽ phải chi trả thêm hàng tỷ USD để bồi thường. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng thỏa thuận năm 1998 bảo vệ các ngân hàng khỏi trách nhiệm tài chính trong tương lai.

Credit Suisse, từng là ngân hàng lớn thứ nhì Thụy Sĩ, đã bị UBS thâu tóm vào năm 2023 sau hàng loạt vụ bê bối và thua lỗ. Thương vụ sáp nhập lịch sử này chấm dứt di sản 167 năm hiện hữu của Credit Suisse và làm lung lay niềm tin toàn cầu vào ngành ngân hàng Thụy Sĩ.

Thiên Vân

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

Ba Lan điều động tiêm kích trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan đã điều động máy bay để ứng phó với…

28 phút ago

Hồ Thác Bà mở 2 cửa xả lũ, 4 địa phương chịu ảnh hưởng

Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà mở 2 cửa xả mặt (số 1…

42 phút ago

Thái Lan và Campuchia đồng ý ngừng bắn ‘ngay lập tức và vô điều kiện’

Thái Lan và Campuchia đã đồng ý ngừng bắn "ngay lập tức và vô điều…

56 phút ago

Một xu hướng thể dục của Nhật Bản có thể giúp bạn sống lâu hơn 7 năm

Đi bộ theo phong cách Nhật Bản bao gồm việc xen kẽ giữa 3 phút…

2 giờ ago

Biểu tình chống chính phủ Ukraine vẫn tiếp tục ở Kiev

Đã sang ngày thứ sáu của đợt “biểu tình bìa cứng” chống chính phủ Ukraine…

2 giờ ago

Tại sao ung thư tim lại hiếm gặp như vậy?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc ung thư tim chỉ là…

2 giờ ago