Ngày 8/7, “Tòa án Công dân Thế giới” (CCW, The Court of the Citizens of the World) đã bắt đầu xét xử Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về tội ác xâm lược và tội ác chống lại loài người. Dù đây là tòa án không có lực lượng ràng buộc pháp lý thực sự, nhưng lại có uy tín quốc tế cao.
Các nhân chứng và quan sát viên tham gia phiên tòa đều hết sức kỳ vọng vào phán quyết cuối cùng. Họ hy vọng sẽ thu hút hơn nữa sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với sự xâm phạm mà chính quyền Bắc Kinh đã gây ra trên khắp thế giới.
Bắt đầu từ ngày 8/7, trong 5 ngày liên tiếp, “Tòa án Công dân Thế giới” ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu xét xử các cuộc tranh luận giữa bên công tố và bên bào chữa, về những tội ác mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã gây ra.
Ba trọng tội này bao gồm quyền tự quyết của người dân Đài Loan, tội ác xâm lược Đài Loan, Philippines, Úc, Nhật Bản và các nước khác; tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và tội ác diệt chủng.
Trong phiên tòa kéo dài 2 ngày vào ngày 8/7 và 9/7, nhiều nhân chứng nói về việc Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng nguồn lực quân sự hùng mạnh của mình, để phá hoại hòa bình khu vực và trật tự quốc tế.
Trong phiên tòa này, quyền tự quyết của Đài Loan sẽ trở thành một trong những trọng tâm. Từ lâu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành đàn áp chính trị và quân sự đối với Đài Loan. Phiên tòa sẽ thảo luận về việc đảng này tước đoạt các quyền cơ bản của người dân Đài Loan.
Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng kết thúc quá trình đánh giá định kỳ phổ quát về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc. Nhưng ĐCSTQ đã từ chối chấp nhận các đề xuất cải cách nhân quyền, bao gồm lời kêu gọi chấm dứt đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và bãi bỏ Luật an ninh quốc gia của Hồng Kông.
Hành vi hung hăng của ĐCSTQ đối với các nước láng giềng, bao gồm Philippines, Úc và Nhật Bản, bao gồm việc xây dựng căn cứ quân sự, cưỡng chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác, phá hoại sự ổn định khu vực và trật tự quốc tế, cũng sẽ được thảo luận trong phiên tòa.
Tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ ở Tân Cương và Tây Tạng cũng đã nhận được sự chú ý. Ở Tân Cương, hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, tra tấn và cưỡng bức lao động. Tại Khu tự trị Tây Tạng, tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa bị đàn áp.
Công tố viên Jonathan Rees phát biểu trước tòa rằng Đài Loan, Philippines, Úc, Nhật Bản và Mỹ đều bị ảnh hưởng. Việc truy tố cho thấy, bị cáo đã sử dụng nhiều công cụ chiến tranh, bao gồm vũ khí quân sự, vũ khí mạng, v.v. để phong tỏa Ấn Độ ở khu vực Thái Bình Dương.
Tiếp theo, tòa án sẽ nghe nhiều nhân chứng người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, mô tả các quyền tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa của họ đã bị vi phạm như thế nào. Thậm chí họ còn bị tra tấn, cưỡng bức lao động và đối xử vô nhân đạo. Ngoài lời khai, các công tố viên cũng sẽ đưa ra nhiều tài liệu làm bằng chứng hỗ trợ.
Chính phủ Trung Quốc không cử ai đến bào chữa cho ông Tập Cận Bình. Nhưng dựa trên nguyên tắc công bằng và chính đáng, tòa án vẫn có đội ngũ luật sư bào chữa, đấu tranh cho các quyền lợi hợp pháp của ông Tập.
Không chỉ các luật sư của hai bên công tố và bào chữa đều là những nhân vật quốc tế hàng đầu, mà 3 thẩm phán chủ tọa còn bao gồm cựu Thẩm phán Zac Yacoob của Tòa án Hiến pháp Nam Phi; cựu Đại sứ lưu động Hoa Kỳ phụ trách Tư pháp hình sự toàn cầu Stephen J. Rapp, người từng giữ chức vụ Giám đốc Công tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế tại quốc gia Trung Phi Rwanda, và cựu cố vấn Bhavani Fonseka tại Tòa án Tối cao Sri Lanka.
Bà Thịnh Tuyết, nhân sĩ ủng hộ dân chủ đã dự thính trong suốt phiên tòa ở The Hague. Trước đó, bà đã tham gia các cuộc hội thảo và trao đổi với các nhân chứng nạn nhân khác.
Bà cho biết “Tòa án Công dân Thế giới” là một tòa án quốc tế tư nhân độc lập, tuy không có quyền lực pháp lý, nhưng có uy tín quốc tế cao, và có thể xét xử một số vụ án “có tội mà không bị trừng phạt”, nhằm thu hút sự chú ý.
Phiên tòa xét xử ông Tập Cận Bình sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về hoàn cảnh của Đài Loan, Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ. Tòa án này đã cung cấp một kênh để các nạn nhân có thể lên tiếng.
Phán quyết cuối cùng cũng đóng vai trò là hình mẫu cho việc truy tố các tội phạm tương tự trong tương lai bởi Tòa án Công lý Quốc tế hoặc các tòa án quốc gia khác, nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình toàn cầu đối với các hành vi phạm pháp.
Bà Thịnh Tuyết nói: “Một lần nữa phiên tòa có thể nhìn nhận sâu sắc tội ác của toàn bộ nền chính trị quốc tế, cấu trúc thế giới, nhân quyền, thậm chí toàn bộ Quốc tế Cộng sản trong lịch sử nhân loại. Sự chuyên chế này có thể sẽ được kiềm chế ở mức độ lớn.”
Ngày 8/7, trước tòa, cô Oleksandra Matviichuk, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2022, kiêm người đứng đầu Trung tâm Tự do Dân sự của tổ chức nhân quyền Ukraine, cho biết Trung Quốc đã giết hại chính người dân của mình, bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, giết chết giới truyền thông và các hoạt động khác, làm tổn hại đến công lý và hòa bình thế giới.
Cô nói chúng ta phải đấu tranh cho công lý trên toàn cầu, nhằm ngăn chặn những đau khổ và hành vi xâm phạm mà Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra cho nhân loại.
Tháng 2/2024, “Tòa án Công dân Thế giới” đã nghe và ra phán quyết, rằng Tổng thống Nga Putin đã phạm tội xâm lược. Vài ngày sau, Liên Hợp Quốc chính thức ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với ông Putin thông qua Tòa án Hình sự Quốc tế.
Điều này có nghĩa là có tới 124 quốc gia thành viên theo Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế có thể bắt giữ ông Putin. Do đó, ông Putin phải tránh đến thăm những quốc gia này để tránh bị bắt giữ. Rõ ràng, phán quyết của “Tòa án Công dân Thế giới” đã đóng một vai trò nhất định.
Trong “Mạng lưới bình luận tự do”, ông Lý Mộc Dương phân tích rằng nếu ông Tập Cận Bình bị kết án cả 3 tội danh, thì điều rất đáng lo ngại là liệu Tòa án Hình sự Quốc tế có ban hành lệnh bắt giữ và ngăn cản ông Tập đi đến hầu hết các nước phương Tây hay không.
Ông Tập có thể sẽ phải đối mặt với sự phản công từ các quan chức cấp cao trong nội bộ đảng, yêu cầu ông từ chức. Dù ông Tập Cận Bình nắm giữ 3 đại quyền trong tay, nhưng trên thực tế không có nhiều người thực sự lắng nghe ông.
Hơn nữa, những người được gọi là người của Tập Cận Bình cũng không trung thành với ông. Đặc biệt trong Quân đội ĐCSTQ, có rất nhiều người có “thù oán” với ông Tập.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…