BBC hôm thứ Hai 15/5 đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ định Thị trưởng Edouard Philippe, theo đường lối trung hữu và cũng là tiền bối trong trường đại học, giữ vai trò Thủ tướng trong chính phủ mới.
Ông Edouard Philippe, Thị trưởng thành phố Le Havre 46 tuổi, là thành viên của đảng Cộng hòa và rất thân thiết với cựu Thủ tướng Alain Juppé (dưới thời Tổng thống Jacques Chirac), người đã ủng hộ ông Macron sau khi ông này dẫn đầu cuộc bỏ phiếu vòng 1.
Theo tờ The Guardian (Anh), ông Philippe học cùng trường đại học với Tổng thống Macron: Ông đã học tại Viện khoa học chính trị Sciences Po – một trường có uy tín của Paris; và sau đó theo học tại Học viện Hành chính Quốc gia (ENA) – một trường đại học chuyên về dịch vụ công được coi là trường học của tầng lớp thượng lưu Pháp.
Cả Philippe và Macron cũng có một điểm chung khác là cùng thần tượng ông Michel Rocard – một chính trị gia thuộc đảng Xã Hội, đã từng làm Thủ tướng từ năm 1988 đến 1991 dưới thời Tổng thống François Mitterrand. Thông tin từ tờ Telegraph (Anh).
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai 14/5 ngay sau khi được chỉ định giữ vai trò Thủ tướng trong chính quyền mới, Ông Philippe đã gửi lời tri ân tới người tiền nhiệm Bernard Cazeneuve, tân Thủ tướng nói: “Ngài đã từng nói mình là một người theo cánh tả, tôi chưa bao giờ nghi ngờ điều đó. Tôi là một người theo cánh hữu, ngài chắc sẽ không ngạc nhiên. Nhưng chúng ta tôn trọng nhau và cả hai đều biết khi làm việc ngài luôn đặt lợi ích chung lên trên hết”.
Theo bà Emmanuelle Schön-Quinlivan, giảng viên về chính trị châu Âu tại Đại học College, Cork, Ireland, việc ông Macron lựa chọn ông Philippe – một người ngoài đảng của mình, là đúng theo dự đoán của đa số các chuyên gia vì tân Tổng thống muốn lôi kéo sự ủng hộ của phe đối lập và tạo sự cân bằng trong chính phủ mới.
Thủ tướng mới được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cải cách mà tân Tổng thống Macron đã hứa với cử tri như giải quyết tình trạng thất nghiệp và vực dậy nền kinh tế Pháp đang trì trệ.
Cũng giống như ông Macron, ông Edouard Philippe chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị và điều hành vĩ mô.
Vị tân Thủ tướng, một luật sư có kinh nghiệm làm việc trong khu vực tư nhân, sinh tại Rouen (thủ phủ của vùng Normandy, phía bắc nước Pháp) và lớn lên trong môi trường chính trị cánh tả. Khi còn trẻ Philippe là một nhà hoạt động Xã hội Chủ Nghĩa (XHCN) của đảng Liên minh vì phong trào Nhân dân trước khi chuyển sang trung thành với đảng Cộng hòa theo cánh hữu.
Ông đã từng là nghị sĩ Quốc hội một nhiệm kỳ, đại biểu của khu vực bầu cử Seine-Maritime ở Normandy từ năm 2012 và là Thị trưởng của Le Havre (thành phố cảng chính của khu Normandy) từ năm 2010.
Không phải là một chính trị gia được biết đến rộng rãi ở Pháp, trong nhiều năm qua, ông Philippe chỉ được nhìn nhận như là ‘cánh tay phải’ của cựu Thủ tướng Alain Juppé và đã ủng hộ ông Juppé đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia tranh cử tổng thống nhưng không thành công trước ứng viên François Fillon.
Ở tuổi 46, ông Edouard Philippe là Thủ tướng trẻ thứ hai của nước Pháp sau ông Laurent Fabius – người thuộc đảng XHCN trở thành Thủ tướng Pháp khi mới 37 tuổi vào năm 1984.
Ông Philippe nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia trung lập.
Ông Bernard Cazeneuve nói về người kế nhiệm mình như sau: “Chúng tôi có mối quan hệ cá nhân thân thiết…Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho nền chính trị, cho đất nước chúng ta. Chúng tôi sẽ kêu gọi hòa giải và đoàn kết các lực lượng chính trị trong nước”.
Bà Schön-Quinlivan, giảng viên về chính trị châu Âu tại Đại học College, Cork, Ireland, nói rằng: “Mặc dù ông ta [Macron] đã từng nói muốn chỉ định một phụ nữ, nhưng mọi người đều kỳ vọng vào Edouard Philippe. Ông Macron cần một vị Thủ tướng có thể làm việc với Quốc hội, và biết rõ cách thức hoạt động của chính phủ”.
Trong khi đó, ngay chính trong đảng Cộng hòa lại có những chia rẽ trong đánh giá về vị tân Thủ tướng.
Ông Alain Juppé đã ca ngợi vị Thủ tướng mới là một người có “tài năng tuyệt vời”. Ông Bruno Le Maire, một lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa, hoan nghênh việc bổ nhiệm này như là một nỗ lực để vượt qua các chia rẽ chính trị cũ.
Nhưng bà Le Pen lại nói rằng: “Đây là một liên minh giữa cánh tả và cánh hữu theo kiểu cũ. Họ đoàn kết lại với ý chí cùng duy trì chính sách thắt lưng buộc bụng bằng bất cứ giá nào; cùng phục tùng Liên minh châu Âu (EU); cùng cho phép di dân khổng lồ và cùng không rõ ràng. Điều này sẽ làm nước Pháp bị tổn hại nặng nề”.
Ông Eric Ciotti, một đảng viên Cộng hòa khác, đã cáo buộc vị tân Thủ tướng tham gia vào kế hoạch của ông Macron để “làm mất ổn định” đường lối của cánh hữu.
Tổng thư ký của đảng Cộng hòa, Bernard Accoyer cũng nói rằng chưa có bất kỳ thỏa thuận chính trị nào giữa hai đảng và ông đặt câu hỏi rằng: “Liệu vị Thủ tướng mới sẽ ủng hộ ứng viên [tham gia quốc hội] thuộc đảng Tiến bước của Tổng thống hay ủng hộ các ứng việc trong đảng chính trị của ông?”.
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…