Điều kiện sống của người dân Triều Tiên dưới sự cai trị của gia đình họ Kim vẫn luôn là tâm điểm của các cuộc thảo luận trên thế giới. Trong “Sách Trắng về Nhân quyền của Triều Tiên năm 2020” của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (Korea Institute for National) công bố vào ngày 12/5 vừa qua, chỉ ra những năm gần đây chứng kiến sự gia tăng đáng kể số án tử hình tại Triều Tiên đối với hành vi lạm dụng ma túy, tàng trữ và phổ biến phim truyền hình Hàn Quốc, thậm chí cả những người truyền bá tư tưởng Kitô giáo và tàng trữ Kinh thánh cũng bị xử tử công khai.
Theo Nhật báo Trung ương (JoongAng Ilbo) tại Hàn Quốc, nội dung của sách trắng cho biết thực trạng người dân Triều Tiên xem và truyền bá phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng tăng lên đã kích thích chính quyền Bình Nhưỡng tăng cường lệnh cấm và trừng phạt. Ví dụ, một người đào thoát Triều Tiên đã chỉ ra hồi năm 2014 tại quảng trường ở thành phố Thanh Trấn thuộc tỉnh North Hamgyong (Hàm Kinh Bắc), chính quyền đã hành quyết người dân buôn lậu phim truyền hình Hàn Quốc và ma túy; cùng năm tại thành phố Huệ Sơn tỉnh Ryanggang (Lương Giang) chính quyền cũng hành quyết hai người đàn ông với tội danh phổ biến phim Hàn Quốc và cung cấp địa điểm bán dâm.
Người đào thoát Triều Tiên cũng cho biết chính quyền nước này cấm truyền bá Kitô giáo, nếu tàng trữ Kinh thánh cũng sẽ bị xử tử công khai. Tình hình nhân quyền trong các nhà tù của Triều Tiên còn nghiêm trọng hơn, chính quyền thường vượt quá giới hạn pháp lý khi xử tử tù nhân mà không cần xét xử. Người đào thoát Triều Tiên cũng đề cập rằng vào năm 2013, trong Trại tập trung Chongori ở North Hamgyong xảy ra chuyện tù nhân đánh nhau và một người đã bị thiệt mạng, sau đó một tù nhân tham gia đánh nhau đã bị xử bắn ngay trước mắt các tù nhân.
Theo Sách Trắng, mặc dù chính quyền Triều Tiên thường tiến hành các vụ hành quyết công khai, nhưng trong những năm gần đây nhà cầm quyền đã hạn chế ép buộc người dân địa phương phải đến hiện trường vụ hành quyết để theo dõi, vì vậy số người đến hiện trường xem đã giảm dần.
Năm 2018, theo Thông tấn xã châu Á (The Asahi Shimbun) của Nhật Bản, cơ quan này đã phỏng vấn một phụ nữ Triều Tiên có tên hiệu là Eun-sook, là người đã từng bị giam giữ tại Trại tập trung Chongori ở thành phố Hoeryong tỉnh North Hamgyong, cũng được gọi là Kyo-hwa-so số 12 (Kyo-hwa-so No.12).
Eun-sook cho biết trại tập trung nằm ở khu vực miền núi và giam giữ tổng cộng khoảng 2.000 tù nhân nam và 600 tù nhân nữ, chủ yếu giam giữ những người đào tẩu bị Trung Quốc hồi hương (chiếm 60%), những trường hợp khác bao gồm nghiện ma túy và xem phim truyền hình Hàn Quốc. Các tù nhân phải chen chúc nhau trong phòng giam, đến mức khi ngủ muốn trở mình cũng khó khăn.
Eun-sook cho biết nhiều tù nhân trong trại tập trung này thường bị bệnh tật và thiệt mạng do suy dinh dưỡng hoặc môi trường vệ sinh kém. Mỗi bữa ăn của người tù chỉ được 150 gram bột ngô và một bát canh mặn.
Năm 2012, một báo cáo được công bố bởi Ủy ban Nhân quyền Triều Tiên (Committee for Human Rights in North Korea) – một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington (Mỹ), cũng đã dẫn lời một người đào thoát từng bị giam giữ tại Kyo-hwa-so số 12 cho biết, khoảng 800 người đã chết trong 8 tháng ông bị giam giữ.
Một cựu tù nhân Triều Tiên quốc tịch Mỹ tiết lộ rằng việc đối xử với người nước ngoài có thể tốt hơn đôi chút, nếu nằm trong số hàng trăm ngàn tù nhân người bản địa Triều Tiên thì còn bị buộc phải đào mộ cho chính mình, bị tấn công tình dục như một hình phạt, và sau đó bốc hơi khỏi thế giới.
Theo báo cáo của BBC, vào năm 2012, nhà truyền giáo Kenneth Bae đã bị chính quyền Triều Tiên bắt giữ vì bị xem là kẻ thù của Cộng hòa Dân chủ Dân chủ Triều Tiên. Ông vốn là một người Hàn Quốc, và sau đó nhập tịch thành một công dân Mỹ. Ông đã đến Triều Tiên nhiều lần, khi bị bắt người ta lục thấy trong người ông có một ổ cứng có thông tin liên quan đến Cơ đốc giáo, vì “tội ác” này ông đã bị kết án 15 năm cải tạo lao động.
Nhà truyền giáo Kenneth Bae đã ghi lại trong hồi ký rằng, trong tháng đầu tiên bị vào tù ngày nào ông cũng bị thẩm vấn từ 8 giờ sáng đến 10 hoặc 11 giờ tối, sau đó bị ép buộc phải viết hàng trăm trang sám hối, cuối cùng ông bị đưa đến trại lao động. Trong trại lao động mỗi ngày phải thức dậy lúc 6 giờ sáng, sau đó làm công việc nặng nhọc, một tuần có 6 ngày di chuyển đá và khai thác than từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trong 735 ngày cải tạo lao động như vậy khiến ông mất tổng cộng khoảng 27 cân, tình trạng sức khỏe của ông dần xấu đi khiến ông thường xuyên phải đến bệnh viện để điều trị. Ngoài việc bị hành hạ về thể xác thì về tinh thần ông còn phải chịu đựng cảm giác bị cô lập.
Nhà truyền giáo Kenneth Bae cũng kể về một người Triều Tiên thẩm vấn luôn nói với ông rằng, “Không có ai nhớ đến ông. Chính phủ của ông cũng như thế giới sẽ quên mất ông. Ông đừng mơ được về nhà sớm, sẽ phải ở trong tù 15 năm, đến khi được thả ra ông đã 60 tuổi rồi.”
Nhà truyền giáo Kenneth Bae kể lại rằng vào thời điểm đó ông cảm thấy bản thân như một con côn trùng rơi vào mạng nhện, càng giãy càng bị thắt chặt, như số phận đến hồi kết.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…