Vì sao người Triều Tiên hễ gặp Kim Jong-un là khóc?
- Thanh Vân
- •
Triều Tiên là một đất nước kỳ lạ. Kim Jong-un tuổi tác chưa là bao, nhưng đã trở thành cha của toàn thể nhân dân, còn được biên soạn thành một bài hát thịnh hành tràn đầy khí thế hào hùng.
Điều này còn chưa là gì. Người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ Triều Tiên, có một đặc điểm, hễ nhìn thấy Kim Jong-un là khóc. Bất cứ nơi nào Kim Jong-un đặt chân tới, đều có tiếng khóc vang dậy. Bất kể công nhân, nông dân, quân nhân, người lớn hay trẻ nhỏ, đều khóc như mất cha, mất mẹ. Kim Jong-un thì luôn mỉm cười, nhìn về phía trước, tỏ vẻ khí khái cao ngạo của một bậc đế vương tới thăm thiên hạ.
Sau khi Kim Jong-il chết, truyền thông của giới chức Triều Tiên liên tục phát đi những cảnh đau buồn, dân chúng kêu trời kêu đất, tay đấm vào ngực thình thịch. Kể từ đó, những bức ảnh khóc lóc đã trở thành điểm nhấn của các phương tiện truyền thông của giới chức. Dù là khi gặp gỡ những người lính, trao giải danh dự, hoặc lắng nghe chỉ thị đều có những cảnh khóc lóc bi thảm.
Vì sao người Triều Tiên hay khóc? Trên thực tế, hay khóc không chỉ có Triều Tiên, chẳng phải chúng ta cũng từng gào khóc hay sao? Chỉ là người Triều Tiên giả đò một cách vụng về mà thôi. Huống hồ, đó cũng chỉ là văn hóa nịnh bợ, không hề thực lòng.
Vì sao người dân ở các nước này hay khóc như vậy? Họ được phân ra ba kiểu.
Kiểu đầu tiên là khóc một cách gượng ép, bởi lẽ họ biết cái giá của việc không khóc. Mọi người đều khóc, nếu bạn không khóc, người xử lý ảnh sẽ lập tức báo cáo cho cơ quan đặc vụ, và sau đó bạn sẽ phải chết. Giống như tiếng vỗ tay của Liên Xô cũ, chừng nào các nhà lãnh đạo không nói dừng lại, thì không một ai dám dừng lại, mà còn giả vờ rất phấn khích và ngưỡng mộ, nếu không hãy chờ bị bắt về quy án.
Người ta nói rằng những người không tham gia vào các hoạt động tang lễ do chính quyền tổ chức trong thời gian quốc tang, hoặc những người tham gia nhưng không khóc hoặc không khóc một cách chân thành, hết thảy sẽ bị chính quyền kết án, nhốt vào trại lao động ít nhất 6 tháng. Do đó, bất kể bạn nghĩ gì trong lòng, bạn đều phải giả vờ. Ở một đất nước mà ăn bữa trước đã phải lo bữa sau, bạn có còn lòng dạ nào để khóc than cho sự sống và cái chết của người khác hay không? Nếu là khóc thực, thì đó cũng là mượn danh người khác, mà khóc thương cho hoàn cảnh khốn khổ của chính mình. Ở một đất nước mà sự giám sát có mặt khắp mọi nơi, khóc lóc không phải là một tội lỗi, nhưng nếu không khóc, chắc chắn là có tội.
Một số người nghĩ rằng không có Kim Jong-un, mọi người đều sẽ phải xuống địa ngục. Nhìn thấy một “vị thần” như vậy tất nhiên là rất cảm động.
Kiểu thứ hai là khóc một cách tự nhiên, chảy ra là những giọt nước mắt hạnh phúc. Họ bị tẩy não, nghĩ rằng Triều Tiên là cường quốc vũ trụ vĩ đại nhất, Kim Jong-un là người thừa kế của dòng dõi núi Ashfall, là bậc hào quang tỏa sáng của những hệ tư tưởng chính yếu, là người giải cứu nhân dân Triều Tiên, người giải phóng nhân dân thế giới. Không có Kim Jong-un, mọi người sẽ đều phải xuống địa ngục. Nhìn thấy một “vị thần” như vậy tất nhiên là rất cảm động rồi.
Kiểu thứ ba là mọi người khóc thì tôi cũng khóc, mọi người làm thế nào thì tôi làm thế nấy. Họ không cần biết lý do, họ cũng không muốn biết lý do, theo đám đông là an toàn nhất. Hơn nữa bầu không khí cũng dễ lan truyền, đặc biệt là ở các quốc gia như Triều Tiên.
Một số người nghĩ rằng người Triều Tiên hay khóc, đó là phản ứng của lòng trung thành, sự tin tưởng và cảm kích, sự kính yêu dành cho các nhà lãnh đạo, là niềm tự hào dân tộc và là những trái tim yêu nước. Tại sao người Hàn Quốc không hay khóc? Cùng một văn hóa, cùng một chủng tộc, chỉ vì thể hệ chính trị khác nhau như thể trên trời dưới vực? Huống hồ, nhìn khắp thế giới, trong một đất nước tự do, có bao nhiêu người dùng nước mắt để bày tỏ sự tin tưởng và cảm động của mình? Ngay cả nếu có, nó cũng không giống như kiểu ôm đầu khóc lóc thảm thiết, nước mắt nước mũi ròng ròng như người Triều Tiên.
Vì vậy, người Triều Tiên hay khóc, chủ yếu là vì họ không có lựa chọn nào khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng một số người là tự phát.
Blog Thanh Vân
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa Độc tài Dòng sự kiện Kim Jong Un Bắc Triều Tiên