Trump bổ nhiệm tác giả sách ‘Chết trong tay Trung Quốc’ phụ trách Ủy ban Thương mại Quốc gia

Thứ Tư vừa qua (21/12), Tổng thống Mỹ trúng cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập Ủy ban Thương mại Quốc gia (National Trade Council), đồng thời đề cử ông Peter Navarro – tác giả sách «Chết trong tay Trung Quốc» phụ trách Ủy ban này.

Tổng thống trúng cử Donald Trump đề cử tác giả sách «Chết trong tay Trung Quốc» Peter Navarro phụ trách Ban Thương mại quốc gia Mỹ (Ảnh: Lưu Phi/Epochtimes).

Ông Peter Navarro là giáo sư Học viện Kinh doanh chi nhánh Irvine Đại học California Mỹ (University of California, Irvine), tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như «Ngọa hổ : Chủ nghĩa quân phiệt Trung Quốc có ý nghĩa ra sao đối với thế giới» (Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World) và «Chết trong tay Trung Quốc» (Death by China).

Hôm thứ Tư, Đội chuyển giao quyền lực của Trump đã lên tiếng: “Nhiệm vụ chính của Ủy ban Thương mại Quốc gia nhằm trợ giúp cho Tổng thống về chiến lược đàm phán thương mại cùng việc điều phối các tổ chức khác, đánh giá năng lực sản xuất và cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ, giúp người lao động thất nghiệp có thêm kỹ năng trong công việc chuyên môn của họ”.

Giáo sư Peter Navarro sẽ là người phụ trách Ủy ban này, nhiệm vụ chính là giúp Tổng thống quy hoạch chính sách thương mại và công nghiệp, nghiên cứu giảm thiểu thâm hụt mậu dịch, nâng hiệu quả kinh tế và giảm tình trạng mất cơ hội làm việc của người Mỹ vì chính sách thương mại của nước ngoài”.

Giáo sư Peter Navarro là người thường lên án chính sách của Washington đối với Trung Quốc trong quan hệ thương mai Trung – Mỹ, là học giả kinh tế hàng đầu được Trump lựa chọn đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong Nhà Trắng.

Hiện chưa thể biết rõ chức năng và quyền hạn của Ủy ban Thương mại Quốc gia và các bộ phận khác của Nhà Trắng trùng lắp nhau ra sao. Trước đó, ông Donald Trump đã đề cử ông Gary Cohn (Giám đốc điều hành Goldman Sachs) phụ trách Ủy ban Kinh tế Quốc gia.

Trong thời gian ông Donald Trump tranh cử, giáo sư Peter Navarro đã kiến nghị Trump xem lại Hiệp định thương mại tự do và tấn công vào chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc, còn ông Trump từng chỉ trích chính sách thương mại Trung Quốc là nguyên nhân mấu chốt gây tình trạng thất nghiệp ở Mỹ.

Một người khác hỗ trợ Trump về chính sách thương mại trong thời gian tranh cử là “vua Bankruptcy” Wilbur Ross, ông Trump đã đề cử Wilbur Ross làm Bộ trưởng Thương mại.

Tháng Bảy năm nay, hai ông Navarro và Ross đã cùng lên tiếng trên kênh CNBC rằng, trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc kiểm soát Trung Quốc của Mỹ chỉ là con số không. “Có 4 điều liên quan đến Trung Quốc mà thành viên của WTO thường nhắc: thao túng tiền tệ, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp bóc lột lao động, và ô nhiễm môi trường; những thứ này làm tổn hại lợi ích của Mỹ”, hai tác giả viết.

Cả hai chuyên gia này đều phản đối nhập siêu trong thương mại, họ chủ trương nếu Hiệp định thương mại không mang đến phân phối lợi ích công bằng thì Mỹ cần khởi động lại đàm phán. “Ngoài việc gây tổn hại công nhân Mỹ, thâm hụt mậu dịch kéo dài đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Mỹ, còn hiện nay chúng ta đang nợ Trung Quốc và những nước có quan hệ thương mại khác hàng tỷ đô la”.

Khi Mỹ thực hiện hoặc khởi động lại bất cứ đàm phán thương mại nào thì phải đảm bảo nguyên tắc cao nhất là: tăng cường thương mại và giảm thâm hụt mậu dịch. Chỉ khi đạt được hai mục tiêu này mới có thể ký Hiệp định thương mại tự do, vì như vậy mới giúp nước Mỹ phồn thịnh, khôi phục lòng tin về trật tự thương mại toàn cầu”, các tác giả viết.

Năm ngoái, giáo sư Navarro có bài “Mua sản phẩm Trung Quốc làm suy yếu an ninh quốc gia?” đăng trên Huffington Post, theo đó ông chỉ trích Trung Quốc đã thu được nguồn lợi khổng lồ nhờ xuất siêu do lợi dụng thực tế không công bằng thương mại, thế nhưng giới lãnh đạo chính trị của Mỹ, kể cả phe bảo thủ lẫn phe tự do, đều không cảnh giác mối liên hệ giữa kích thích kinh tế và ý đồ quân sự khác của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của tờ Epochtimes, giáo sư Navarro cho biết, một vấn đề quan trọng khác mà lãnh đạo chính trị Mỹ thường bỏ qua là tình trạng bức hại nhân quyền ở Trung Quốc. Ông nói: “Trung Quốc vi phạm nhân quyền trên quy mô lớn, nhưng thật buồn khi tranh luận (trong tranh cử Tổng thống) lại im lặng đối với vấn đề này. Bà Hilary cần có một phần trách nhiệm, vì khi làm Ngoại trưởng bà ấy từng nói với Trung Quốc rằng sẽ không tiếp tục đề cập vấn đề này (nhân quyền)”.

Cuốn «Chết trong tay Trung Quốc» là sách bestseller do giáo sư Navarro viết chung với Greg Autry, sau khi xuất bản đã gây cơn sốt tại Mỹ, vào năm 2012 được chuyển thể thành phim và công chiếu công khai. Tác giả có những phân tích đặc sắc về thị trường tài chính và môi trường kinh doanh, theo đó chỉ ra thực trạng quan hệ thương mại Trung – Mỹ đang ban ơn cho Trung Quốc, làm Mỹ bị thiệt hại nghiêm trọng; bộ mặt thật do Trung Quốc gây ra mà ít người hiểu biết là tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mafia về chính trị, thao túng tỉ giá hối đoái, điên cuồng chạy đua quân sự, bóc lột lao động kiểu thực dân đế quốc, bưng bít thông tin…

Giới chính trị Mỹ cho rằng, mỗi nhà lãnh đạo Tây phương đều cần đọc quyển sách này.

Mộc Vệ (T/H)

Xem thêm:

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

1 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

3 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

12 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

22 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

32 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

39 phút ago