Tổng thống Đắc cử Mỹ Donald Trump nói “Nga từ nhiều năm trước… đã nói rằng các vị không thể để NATO dính dáng tới Ukraine, đó như là điều được khắc trên đá vậy (ý tứ là chắc chắn không đổi). Nhưng mà Biden nói ‘không, họ nên có thể gia nhập NATO.’ Thế là Nga bị ai đó lấn tới tận cổng nhà rồi, và tôi có thể hiểu được cảm giác của họ về chuyện này.”
https://twitter.com/InsiderGeo/status/1876686588437987519?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener
Donald Trump, người sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 tới, và cũng là người từng hứa hẹn sẽ sớm chấm dứt chiến tranh Ukraine, đã nói ông thông cảm với người Nga về tình huống này, và tiếp theo, ông chỉ trích Tổng thống Joe Biden: “Đã xảy ra rất nhiều lầm lỗi liên quan tới việc đàm phán. Theo như tôi được biết về cách đàm phán của Biden, thì tôi nói rằng sẽ dẫn đến chiến tranh. Và rốt cuộc đã đã xảy ra một cuộc chiến tranh thật tồi tệ. Mà cuộc chiến tranh đó còn leo thang nữa, và bây giờ còn tồi tệ hơn nữa.”
Phóng viên bèn hỏi, vậy phải chăng là Ukraine là không bao giờ gia nhập NATO, thì ông Trump nói rằng đã có thỏa thuận sắp thành về việc đó rồi, và chính là chính quyền Biden đã phá hỏng thỏa thuận đó: “Từ góc nhìn của tôi, mà cũng là một nhận thức chung của nhiều người, thì họ đã có một thỏa thuận rồi mà, và sau đó Biden đã phá vỡ nó. Họ là đã có thỏa thuận rồi, và đã thỏa mãn đối với Ukraine và với mọi người khác rồi, nhưng mà, Biden nói rằng không được, các vị phải có khả năng gia nhập NATO.”
Ông Trump không nói rõ thỏa thuận đó là gì. Phải chăng là ông nói về hòa ước Istanbul 2022 suýt thành công mà trong đó Ukraine đồng ý trở thành quốc gia trung lập? Phía Ukraine đã thỏa mãn về hòa ước này rồi, nhưng mà, sau đó chính họ đã xé bỏ nó. Một nhận thức chung là Thủ tướng Anh Boris Johnson, với sự đồng ý của Mỹ, đã tới Kiev vào thời điểm đó, và đã khiến chính quyền Kiev đổi ý. Ông Johnson đã phủ nhận cáo buộc này.
Video trên là một thảo luận diễn ra vào năm 1994, thời Tổng thống Bill Clinton, với 2 khách mời là Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, và Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Xô, Jack Matlock.
Lúc mở đầu, người dẫn chương trình đã nói rằng chủ đề cuộc thảo luận là mở rộng NATO về phía Đông, 16 quốc gia, và nói rằng phía Nga, Tổng thống Boris Yeltsin đã lên tiếng phản đối việc này. Ông nói ông chọn 2 khách mời là đại biểu cho 2 tiếng nói khác nhau trong giới chính trị Mỹ lúc bấy giờ.
Cả 2 ông Kissinger và Matlock đều khẳng định rằng chủ trương của Mỹ là mở rộng NATO về phía Đông như đã nêu, chỉ là vấn đề khi nào nó sẽ diễn ra và sẽ diễn ra như thế nào.
Cựu Đại sứ Matlock nói rằng, theo ông thì Mỹ “nên tuyên bố rõ rằng chúng tôi chỉ ủng hộ việc mởi rộng [tới quốc gia nào đó] khi có mức độ đe dọa tới một mức nào đó,” và Mỹ có thể dùng việc đó để “gây áp lực cho Nga” khiến người Nga không thể đe dọa các nước Đông Âu láng giềng.
Theo ông, các nước Đông Âu kỳ thực là muốn tham gia EU vì sự hấp dẫn của lợi ích kinh tế, “họ cần thị trường đó, và tôi cho rằng một số nước ở Châu Âu nhìn nhận NATO là phương tiện thay thế để giải các vấn đề phức tạp hơn, là tiền đề cho việc mở thị trường đó cho họ.”
Trong khi Matlock cho rằng chưa cần đẩy mạnh việc mở rộng NATO, thì Cựu Ngoại trưởng Kissinger phản đối, lập luận rằng, khái niệm “đe doạ ở biên giới” kỳ thực chỉ có nghĩa đối với các nước gần Nga. Việc dùng NATO mở rộng ra quốc gia xa Nga như Đức như một giải pháp an ninh là việc vô nghĩa, theo cách hiểu này, vì Đức không chịu đe dọa nào cả.
Ông nói “đó là vô nghĩa khi cung cấp bảo đảm [an ninh] cho nước mà đường biên giới không bị đe dọa, và lại không cấp đảm bảo cho nước mà đường biên giới có tiềm năng bị đe dọa.”
Theo ông Kissinger lập luận, việc dừng đường biên của NATO ở cách Nga một khoảng, sẽ dẫn tới một vùng trống về quyền kiểm soát, theo cách ông gọi, đó là “no man area”, và như một hậu quả tự nhiên, hai phe sẽ giao tranh khi tìm cách đạt được kiểm soát vùng này.
“Nếu hôm nay chúng ta chần chừ không gây áp lực với Nga khi mà họ đang yếu, thì sẽ là ảo tưởng vào những năm sau, ví như 4 năm nữa, chúng ta đột nhiên mở rộng về phía đó khi mà họ đã trở nên mạnh hơn,” ông Kissinger nói.
Ông Kissinger ví von rằng nếu coi việc trở thành thành viên của NATO như một loại bảo hiểm phòng cháy nhà, thì người ta phải mua bảo hiểm đó trước khi đám cháy xảy ra.
Ông Matlock cho rằng nên hoãn lại việc mở rộng NATO khoảng một thập kỷ nữa, vì đã có lời hứa với Nga là không mở rộng NATO. Một mặt, người Nga hiện rất yếu, cho nên họ sẽ không thực sự gây nguy hiểm cho ai cả trong những năm tới. Một mặt khác, việc mở rộng sẽ nhất định khiến người Nga coi rằng NATO/Mỹ đang tìm cách cô lập họ. Ông nói rằng tuy đó chỉ là hứa miệng, không có giá trị pháp lý gì cả, nhưng mà, người Nga nhất định sẽ hiểu rằng NATO gây hấn với họ trước.
Henry Kissinger, một chính khách lừng danh của Mỹ, đã qua đời vào cuối năm 2023, thọ 100 tuổi. Jack Matlock, sinh năm 1929, hiện nay vẫn còn sống ở tuổi 96.
Cả hai ông đều chứng kiến chính sách của chính quyền Clinton về việc NATO mở rộng về phía Đông ngay lập tức, khi Nga rất yếu. Nhưng mà, cuối cùng giao tranh đã nổ ra ở Ukraine, trong tình huống Ukraine bắt đầu được phương Tây đánh tiếng cho gia nhập NATO kể từ 2008, nhưng mà, vấn đề gia nhập đó đã không xảy ra cho đến tận hôm nay. Chính quyền Mỹ ủng hộ hàng trăm tỷ USD cho chính quyền Kiev trong tình trạng Kiev không phải là đồng minh hay đối tác chiến lược nào đó của Mỹ.
Trong các phản hồi của cư dân mạng về video, có các bình luận rằng thật ngạc nhiên khi người Mỹ cân nhắc đến vấn đề này từ lâu rồi, và thảo luận về số phận các quốc gia cựu cộng sản sẽ như thế nào một cách rõ ràng như vậy, hoàn toàn khác với nội dung những gì đang tuyên truyền hiện nay. Một điểm nữa khiến cư dân mạng còn kinh ngạc hơn, đó là phong cách nói chuyện lịch lãm và rất có học vấn của Kissinger và Matlock, đại biểu cho thế hệ chính khách phương Tây của 30 năm trước, hoàn toàn khác với phong cách nói chuyện đầy khiêu khích của các chính khách thời nay.
Nhật Tân
Vào thứ Tư, ngày 8/1, một trận động đất mạnh 5,5 độ richter đã xảy…
Thông qua mạng xã hội, nghi phạm đặt mua bao bì giả các nhãn hiệu…
"Khoảng 43% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị…
Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có khổ…
Nói những lời tiêu cực giống như đổ một gáo nước lạnh vào người, càng…
Mark Zuckerberg, người thường xuyên thay đổi theo chiều hướng chính trị, đang từ bỏ…