Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng làm xói mòn tự do ngôn luận tại các trường đại học phương Tây, theo một bài báo đăng trên Forbes hôm thứ Tư (6/11).
Nhà báo Nick Morrison của Forbes hôm 6/11 đã nêu ra chi tiết kế hoạch của chính phủ Trung Quốc về việc trấn áp một số loại bài phát biểu chính trị tại các trường đại học phương Tây.
Ông Morrison nhấn mạnh tới ba sự kiện riêng rẽ trong đó chính phủ Trung Quốc đã trấn áp tự do ngôn luận tại các khu học xá ở Vương Quốc Anh:
Theo nhà báo Morrison, khoảng 17% tổng thu nhập nghiên cứu 10,5 tỷ USD của các trường đại học Vương Quốc Anh đến từ các nguồn quốc tế, trong đó du học sinh là nguồn thu nhập béo bở với mức học phí lên tới 51.500 USD/năm.
Trung Quốc là nước đóng góp nguồn du học sinh lớn nhất tại Vương Quốc Anh với 106.530 sinh viên Trung Quốc trong niên khóa 2017/2018.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Vương Quốc Anh đã thúc giục các trường đại học và chính phủ phải điều phối nỗ lực chung để hạn chế can thiệp từ bên ngoài khiến tự do học thuật gặp rủi ro.
Nhà báo Morrison dẫn lời một nghị sĩ tại Hạ viện Vương Quốc Anh nói rằng mặc dù Hoa Kỳ và Úc đã đang tổ chức nhiều cuộc thảo luận về rủi ro đối với tự do ngôn luận trường học liên quan tới Trung Quốc, thì vấn đề này phần lớn lại bị Vương Quốc Anh phớt lờ.
Về việc chính phủ Trung Quốc sử dụng Viện Khổng Tử mở tại các trường học phương Tây nhằm thao túng tự do ngôn luận tại đây đã được tờ Breitbart liên tục báo cáo. Viện Khổng Tử cung cấp tài trợ tài chính và học liệu cho các trường đại học Hoa Kỳ và Viện này đã đang bị cáo buộc rộng rãi về việc lạm dụng thẩm quyền nhà tài trợ để thao túng các diễn ngôn về Trung Quốc.
Tuần này, Breitbart News đưa tin về việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Vương Quốc Anh đã có báo cáo về các phát hiện cho thấy chính phủ Trung Quốc đang sử dụng Viện Khổng Tử để trấn áp những chỉ trích Trung Quốc trong các khu học xá ở Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.
Báo cáo nêu trên tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đặt ra mối đe dọa với tự do học thuật thông qua Viện Khổng Tử và cảnh báo rằng các trường đại học đang chủ quan về rủi ro đối với tự do ngôn luận khi hợp tác với các nhà nước chuyên chế.
“Trong khi các chế độ chuyên chế tìm cách định hình chương trình nghiên cứu hoặc chương trình giảng dạy của các trường đại học Vương Quốc Anh, thì [các trường này] lại đang chưa làm hết sức để bảo vệ tự do học thuật trước áp lực tài chính, chính trị và ngoại giao,” Báo cáo của ủy ban Hạ viện Vương Quốc Anh nói.
Trong khi đó, nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ đã bắt đầu cắt đứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Breitbart News hồi tháng Mười đưa tin rằng Đại học Delaware đã thông báo họ sẽ chấm dứt mối quan hệ với Viện Khổng Tử.
Theo Theo Tạp chí Newsweek, hồi tháng Năm sau khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ quyết định không viện trợ kinh phí cho các trường đại học có Viện Khổng Tử nữa, liên tục có 4 trường đại học gồm Đại học Western Kentucky, Đại học Indiana, Đại học Rhode Island và Đại học Minnesota quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử.
Trước đó vào tháng 1/2019, Đại học Massachusetts Boston quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử đã hoạt động được 12 năm tại trường này, theo Tạp chí Commonwealth.
Bắc Kinh tuyên bố rằng, tính từ cuối tháng Chín năm nay, 158 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, tổng cộng đã thành lập 535 “Viện Khổng Tử” và 1.134 “Lớp học Khổng Tử” được vận hành trong các trường trung học và tiểu học.
Tính đến hết tháng Mười năm nay, Hoa Kỳ đã đóng cửa hơn 20 Viện Khổng Tử. Ngoài ra, tỉnh New Brunswick, Canada và bang New South Wales của Úc cũng tuyên bố sẽ đóng cửa nhiều “Học viện Khổng Tử” và “Lớp học Khổng Tử”.
Như Ngọc
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…