Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc truyền bá thông tin sai lệch trên toàn thế giới

Một báo cáo do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm thứ Năm (28/9) cho biết, Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD để truyền bá thông tin sai lệch trên toàn thế giới, gây nguy cơ “thu hẹp nghiêm trọng” quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới.

Tòa nhà “quần short” của đài CCTV tại Bắc Kinh (Nguồn: Wikipedia / Verdgris / CC BY-SA 3.0).

Báo cáo cho biết, việc thao túng thông tin toàn cầu của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) không chỉ là vấn đề ngoại giao công chúng, mà còn là thách thức đối với tính toàn vẹn của không gian thông tin toàn cầu.

Báo cáo nhận định, nếu không được kiểm soát, những nỗ lực của Bắc Kinh có nguy cơ tạo ra tương lai công nghệ do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xuất khẩu sẽ khuất phục chính quyền địa phương. Nỗi lo sợ bị Bắc Kinh trả đũa trực tiếp sẽ khiến quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới bị thu hẹp mạnh.

Báo cáo do “Trung tâm Tương tác Toàn cầu” (GEC) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cho biết, Bắc Kinh chi hàng tỷ đô la mỗi năm cho việc “thao túng thông tin nước ngoài” bằng cách tuyên truyền, thông tin sai lệch và kiểm duyệt nội dung; đồng thời quảng bá những tin tức tích cực về Trung Quốc và ĐCSTQ.

Đồng thời, Trung Quốc ngăn chặn những thông tin quan trọng trái ngược với báo cáo của chính phủ này về các chủ đề gây tranh cãi như Đài Loan, nhân quyền và khó khăn kinh tế, báo cáo cho biết.

Phương pháp thao túng thông tin của Trung Quốc bao gồm thúc đẩy “Chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số”, khai thác các tổ chức quốc tế và kiểm soát các kênh truyền thông tiếng Trung. Những hoạt động này mang lại cho Bắc Kinh khả năng “định hình lại môi trường thông tin toàn cầu”.

Ông James Rubin, đặc phái viên kiêm điều phối viên của “Trung tâm Tương tác Toàn cầu” (GEC), nói với phóng viên rằng khi nhìn vào các mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau, sẽ thấy rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) có tham vọng đáng kinh ngạc. Đó là tìm kiếm sự thống trị về thông tin ở các khu vực quan trọng trên thế giới.

Trong một cuộc họp báo, ông Rubin phát biểu rằng Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc xây dựng hệ sinh thái thông tin toàn cầu, nhằm thúc đẩy tuyên truyền, kiểm duyệt và thông tin sai lệch.

Báo cáo mô tả về 5 yếu tố chính của chiến lược này. Đó là sử dụng tuyên truyền và kiểm duyệt, để thúc đẩy Chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số, sử dụng các tổ chức quốc tế và quan hệ đối tác song phương, kết hợp lôi kéo và gây áp lực, cũng như kiểm soát các kênh truyền thông bằng tiếng Trung Quốc.

ĐCSTQ sử dụng các chiến thuật đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến, trấn áp những người bất đồng chính kiến, ​​và khuyến khích tự kiểm duyệt về các vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc cho là nhạy cảm. ĐCSTQ cũng đã có hành động chống lại các công ty thách thức “câu chuyện hay về Trung Quốc” của mình trong các vấn đề như Tân Cương và Đài Loan.

Trên WeChat, một ứng dụng được nhiều cộng đồng nói tiếng Hoa bên ngoài Trung Quốc sử dụng, Bắc Kinh đã kiểm duyệt và quấy rối các nhà sản xuất nội dung cá nhân. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đã thu thập dữ liệu, cho phép Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào các cá nhân và tổ chức cụ thể, tìm cách tạo ra một xã hội độc tài kỹ thuật số mới nổi.

ĐCSTQ xuất khẩu nhiều phương diện về một quốc gia giám sát kỹ thuật số của mình sang phần còn lại của thế giới, và truyền bá các chiến thuật kiểm soát thông tin, đặc biệt là chống lại các nước đang phát triển. Khi các quốc gia khác sao chép các chiến thuật này, họ sẽ ngày càng dễ tiếp thu những tuyên truyền, thông tin sai lệch và kiểm duyệt của Bắc Kinh.

(Nội dung Twitter: “Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc xây dựng một hệ sinh thái thông tin toàn cầu nhằm thúc đẩy tuyên truyền, kiểm duyệt và thông tin sai lệch”, ông James Rubin, Đặc phái viên tại GEC của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bộ Ngoại giao hôm thứ Năm (28/9).

GEC do ông Rubin đứng đầu đã đưa ra một báo cáo vào ngày hôm đó, giải thích cách Bắc Kinh dùng lừa dối và ép buộc, hòng gây ảnh hưởng đến môi trường thông tin quốc tế.”)

Ông Rubin cũng nói, mọi quốc gia đều có quyền kể câu chuyện của mình với thế giới, nhưng chúng phải dựa trên sự thật, và sự thăng trầm phải dựa trên giá trị của chính quốc gia đó. Trong khi đó, ĐCSTQ lại kể câu chuyện của chính mình thông qua sự ép buộc và những lời nói dối ngày càng trắng trợn.

Ông nói đây không chỉ là một vấn đề kể chuyện công khai, mà là vấn đề an ninh quốc gia, các giá trị và lợi ích của chúng ta đang gặp nguy hiểm. Việc không thể ngăn cản sự thao túng thông tin của ĐCSTQ có thể làm suy yếu quyền tự do bày tỏ quan điểm chỉ trích Bắc Kinh ở nhiều nơi trên thế giới.

Những hoạt động này sẽ làm suy yếu niềm tin vào tính khách quan của thông tin. Trung Quốc có thể phát triển khả năng “phẫu thuật định hình” lại các nhóm và thông tin cụ thể mà cá nhân tiếp nhận.

Những nỗ lực này của Trung Quốc nhằm thay đổi bối cảnh thông tin toàn cầu, làm suy yếu an ninh và ổn định của Hoa Kỳ, cũng như bạn bè và đối tác của nước này.

Trong một email gửi tới Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ông Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu), người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ, trả lời rằng báo cáo này là một công cụ khác để Hoa Kỳ đàn áp Trung Quốc và duy trì quyền bá chủ của mình.

(Nội dung Twitter:Trung Quốc phản ứng với báo cáo của Hoa Kỳ về việc thao túng thông tin. Theo ông Lưu Bằng Vũ, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc: ‘Nhìn lướt qua bản tóm tắt là đủ để biết nội dung của nó: Nâng cao sự đối đầu về ý thức hệ, truyền bá thông tin sai lệch và bôi nhọ các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc.’”)

Khi báo cáo này được công bố, Ngoại trưởng Antony Blinken đã phát biểu trong một sự kiện do The Atlantic tổ chức hôm thứ Năm (28/9), rằng Trung Quốc đang tìm cách vượt qua Hoa Kỳ để trở thành “cường quốc thống trị thế giới – bao gồm cả quân sự, kinh tế và ngoại giao”.

(Nội dung Twitter: “Cuối cùng Trung Quốc muốn gì? ‘Tôi nghĩ Trung Quốc đang tìm cách trở thành cường quốc thống trị toàn cầu về quân sự, kinh tế, ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết hôm thứ Năm (28/9) khi trả lời câu hỏi của Goldberg, tổng biên tập tờ The Atlantic, tại một sự kiện do The Atlantic tổ chức.
‘Tôi nghĩ về cơ bản đó là những gì Trung Quốc đang theo đuổi, đó là những gì ông Tập Cận Bình đang theo đuổi’”.)

Ngoại trưởng nói tiếp, điều đó có thể đẩy mọi thứ theo hướng này hay hướng khác. Nhưng về cơ bản đó là những gì Trung Quốc đang theo đuổi, đó là những gì ông Tập Cận Bình đang theo đuổi.

Ở một mức độ nào đó, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trung Quốc có một lịch sử nổi bật. Nếu nhìn vào lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo, sẽ thấy họ đang tìm cách khôi phục những gì họ tin là vị trí chính đáng của Trung Quốc trên thế giới.

VOA

Published by
VOA

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh là cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

5 phút ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

7 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

8 giờ ago