Trung Quốc lại mang tên lửa ra biển Đông

Tờ Hoa Nam Buổi Sớm dẫn nguồn tin từ hãng tình báo Israel ImageSat International cho hay Trung Quốc lại đem tên lửa ra các đảo tranh chấp ở Biển Đông hôm 8/6, chỉ một tuần sau khi nước này dường như đã rút lên lửa về sau căng thẳng với hải quân Hoa Kỳ.

Tờ báo Hồng Kông cho hay, hôm 3/6, một loạt các hình ảnh vệ tinh của hãng tình báo Israel ImageSat International (ISI) cho thấy tình trạng các tên lửa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã được tháo ra hoặc chuyển đi nơi khác.

Ảnh chụp vệ tinh của ISI cho thấy các cum tên lửa của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm biến mất vào ngày 3/6

Tuy nhiên, hình ảnh chụp của hãng này hôm 8/6 cho thấy Trung Quốc lại đem các tên lửa đất-đối-không quay trở lại ” đúng vị trí mà chúng từng được đặt” vào tuần trước.

Theo tờ Hoa Nam, sự tái xuất hiện của các hệ thống tên lửa xác minh phân tích của ISI và các chuyên gia quốc phòng rằng sự tháo gỡ tên lửa chỉ là tạm thời.

“Mặt khác, nó có thể là một hành động thường xuyên,” ISI nói. “Nếu vậy, trong vài ngày tới, chúng ta có thể thấy một sự tái thiết lập ở cùng khu vực.

Trung Quốc mới đây cũng đưa một máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân lần đầu tiên tới đảo Phú Lâm.

Trung Quốc bị phát hiện mang các tên lửa ra các tiền đồn nhân tạo ở biển Đông vào tháng 5/2018, sau đó đã phải nhận sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ và đồng minh.

Tới đầu tháng 6/2018, Mỹ điều động máy bay ném bom B52 tới sát các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng tại Trường Sa. Một thời gian ngắn sau các ảnh vệ tinh của ISI cho thấy Trung Quốc có lẽ đã di dời tên lửa khỏi đảo Phú Lâm.

Chuyên gia của ISI cho hay hệ thống tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc đặt ở Phú Lâm cần phải được tháo dỡ định kỳ và gửi về đất liền để bảo dưỡng.

Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích động thái đưa máy bay thị uy của Mỹ, cáo buộc rằng Mỹ mới là kẻ quân sự hóa biển Đông chứ không phải họ. Sau đó Mỹ hủy thư mời Trung Quốc đến tham dự cuộc tập trận RIMPAC nổi tiếng với 20 quốc gia tham gia.

Pháp và Úc cũng tuyên bố sẽ đưa tàu chiến tới Biển Đông để đối kháng với hành vi quân sự hóa của Trung Quốc.

Hồi tháng 5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sự cần thiết bảo vệ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương khỏi “sự bá quyền” – ý nói đến Bắc Kinh.

Một trục Ấn Độ-Thái Bình Dương mạnh mẽ” rất cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở khu vực, ông Macron nói với Thủ tướng Úc Malcom Turnbull.

Pháp cũng cho hay vào tháng Tám tới, lực lượng không quân Pháp sẽ tổ chức các cuộc diễn tập lớn nhất từng có ở khu vực Đông Nam Á như một phần chiến lượng để đánh dấu sự hiện diện của Pháp trong khu vực. 

Đức Trí (T/h)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

10 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

57 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago