Trung Quốc xây gần 400 công trình quân dân sự trên đá Subi, Trường Sa

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc không chỉ bồi đắp các đảo trên biển Đông mà nước này đã xây gần 400 tòa nhà trên bãi đá Subi, Trường Sa. Động thái này được các chuyên gia quân sự quốc tế cảnh báo rằng Bắc Kinh khả năng sẽ sớm cho đồn trú hàng ngàn binh lính tại đây, theo Reuters.

Trung Quốc xây các công trình phía bắc đá Subi: 1) Các kho chứa ngầm dưới lòng đất; 2) Các cơ sở cảm biến và liên lạc; 3) Cầu cảng di động dùng để bốc dỡ hàng hóa; 4) Trạm radar cao tần; 5) Một trong 4 công sự phòng thủ. Vị trí được cho là doanh trại của thủy quân lục chiến Trung Quốc nằm sát khu vực số 2. (Ảnh: CSIS/AMTI từ 10/2017)

Reuters phân tích các dữ liệu hình ảnh từ Earthrise Media – một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ phương tiện truyền thông độc lập nghiên cứu hình ảnh, dựa trên các cuộc khảo sát hình ảnh độ phân giải cao thu được từ vệ tinh DigitalGlobe – cho thấy rằng trên bãi đá Subi, cách bờ biển Trung Quốc 1.200km và cách vịnh Cam Ranh, Việt Nam 480km, Trung Quốc đã cho xây dựng gần 400 tòa nhà, nhiều hơn bất kỳ hòn đảo nào khác mà chế độ Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép ở biển Đông.

Hình ảnh cho thấy những công trình trên đá Subi gồm có sân chơi thể thao, các con đường nhỏ, đường băng cho máy bay và sân diễu hành.

Ngoài ra, theo Reuters trên đá Subi đã được lắp đặt các hệ thống khí tài quân sự hiện đại như tên lửa chống hạm và phòng không, tên lửa hành trình và thiết bị phát hiện tàu ngầm.

Trong những tháng gần đây, giới quan sát quốc tế cũng đã phát hiện Trung Quốc cho triển khai máy bay vận tại đồn trú tại đá Subi và một số hòn đảo khác họ đang kiểm soát ở biển Đông.

Tuần trước, Trung Quốc đã công bố đoạn băng ghi lại hình ảnh oanh tạc cơ H-6K diễn tập cất, hạ cánh và ném bom vào các mục tiêu giả lập trên một hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.

Đường băng và nhà chứa máy bay đã được xây ở đá Subi hoàn toàn có thể chứa những chiếc máy bay ném bom như H-6K.

Các chuyên gia phân tích cảch báo rằng với việc xây dựng nhiều công trình như vậy, Trung Quốc sẽ có thể đồn trú hàng ngàn lính thủy quân lục chiến trên đá Subi.

Nhà phân tích an ninh tại Singapore Collin Koh sau khi xem xét các hình ảnh đã nói với Reuters rằng: “Khi tôi nhìn những hình ảnh này tôi hình dung về một căn cứ tiêu chuẩn của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trên đất liền – điều đó thật đáng kinh ngạc”.

Reuters nhận định số lượng các công trình trên đá Subi gần tương tự như quy mô mà Trung Quốc xây dựng tại Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

Giới quân sự quốc tế cho rằng Đảo Phú Lâm là căn cứ, cơ sở trinh sát, trụ sở của một đơn vị quân đội của PLA trên biển Đông, chịu trách nhiệm báo cáo về tình hình vùng biển này cho Bộ chỉ huy miền nam của PLA.

Chuyên gia Collin Koh và các nhà phân tích khác nói rằng các cơ sở trên đá Subi, đá Vành Khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc kiểm soát có thể mỗi nơi chứa được khoảng 1.500 tới 2.400 binh lính.

Các chuyên gia cảnh báo rằng bằng việc thiết lập sự hiện diện cả quân và dân sự trên các hòn đảo, Trung Quốc sẽ củng cố hơn nữa yêu sách của họ tại biển Đông.

Dữ liệu từ Earthrise cho thấy trên toàn bộ biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng hơn 1.652 công trình, nhiều hơn bất kỳ một nước nào khác cũng đang kiểm soát một số hòn đảo tại vùng biển chiến lược này.

Bắc Kinh đã liên tục tuyên bố rằng các cơ sở trên các hòn đảo mà họ khai hoang là để sử dụng vào mục đích dân sự và các mục đích tự vệ cần thiết. Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đã quân sự hóa khu vực này bằng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải.

Ông Ding Duo, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu biển Đông của Chính phủ Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh cần sự hiện diện quân sự trong quần đảo Trường Sa để bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự của họ.

Sự hiện diện [quân sự] lớn như thế nào là phụ thuộc vào việc Trung Quốc đánh giá các mối đe dọa gặp phải tại Quần đảo Nam Sa”, ông Ding Duo nói và sử dụng từ Nam Sa để đề cập tới Trường Sa.

Trong diễn biến mới nhất tại biển Đông, hôm thứ Tư (23/5), Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự đa phương vì “Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên biển Đông”.

Tướng lĩnh Mỹ hiện tại đánh giá khá cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông. Tháng trước, Đô đốc Philip Davidson, người đang được đề cử vai trò Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ thay Đô đốc Harry Harris vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, nói rằng: “Trong ngắn hạn, Trung Quốc bây giờ có khả năng kiểm soát biển Đông trong tất cả các kịch bản chiến tranh chớp nhoáng với Mỹ”.

Xuân Thành (T/h)

Xem thêm:

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

52 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago