Xét trong mối tương quan giữa giá xăng – tổng mức tiêu thụ xăng – thu nhập bình quân đầu người, giá xăng của Việt Nam không hề rẻ so với các nước như Bộ Tài chính viện dẫn. Cùng tìm hiểu bên dưới.
Bộ Tài chính lấy lý do việc tăng giá xăng vì giá trong nước còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường đối với xăng dầu là để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Vậy cùng tìm hiểu xem mức thu nhập và giá xăng của các nước đang như thế nào.
Dựa trên báo cáo nghiên cứu của Bloomberg về biến động giá xăng tại 61 quốc gia trong quý 1/2018 và thống kê giá xăng tại Globalpetrolprices.com, cho thấy giá xăng Việt Nam tại thời điểm 21/5/2018 là 0,93 USD/lít (~ 21.223 đồng/lít) (1), cao hơn giá xăng tại Mỹ là 0,77 USD/lít; tại Nga là 0,68 USD; và thậm chí cao hơn cả Indonesia và Malaysia – hai nước có trữ lượng dầu tương đồng với Việt Nam.
Mặc dù vậy, giá xăng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước khác, và thấp thứ 14/62 nước nếu tính cả Việt Nam vào danh sách nghiên cứu của Bloomberg (2).
Theo biểu đồ bên trên, giá xăng Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với Lào (1,24 USD/lít), Campuchia (1,09 USD), Thái Lan (1,13 USD) và nhiều nước Đông Nam Á khác.
Vậy phải chăng người Việt Nam thật sự đang được hưởng lợi nhờ giá xăng rẻ hơn so với nhiều quốc gia khác?
Tính riêng lẻ giá xăng thì quả đúng là vậy, nhưng chỉ một yếu tố giá xăng đơn lẻ chắc hẳn không thể phản ánh đầy đủ bức tranh tổng thể.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp giá xăng với mức thu nhập bình quân đầu người trên ngày? Biểu đồ tiếp theo sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Dựa trên dữ liệu thu nhập bình quân đầu người/ngày của các quốc gia từ Bloomberg và IMF, có thể tính toán được mức độ “ăn mòn” của mỗi lít xăng vào thu nhập hàng ngày của người dân ra sao.
Chẳng hạn tại Việt Nam, với thu nhập bình quân người vào khoảng 7 USD/ngày, thấp hơn cả Lào (7,4 USD), nhưng chi phí 1 lít xăng lại “ngốn” hết 13,3% thu nhập hàng ngày của người Việt.
Lúc này, có thể thấy rằng giá xăng đã thực sự không còn rẻ khi so sánh với mức thu nhập tương ứng của người dân. Biểu đồ trên cho thấy xếp hạng thay đổi, Việt Nam chỉ còn thấp hơn Campuchia, Lào và Ấn Độ về khả năng chi trả chi phí cho 1 lít xăng.
Việc Bộ Tài chính viện dẫn giá xăng Việt Nam thấp hơn Thái Lan, Hàn Quốc hay Singapore, Mỹ, Nga… đều đã không còn đúng, vì tỷ lệ giá xăng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập hàng ngày của người dân các quốc gia đó, với tỷ lệ tương ứng như sau: 5,5%, 1,6%, 1%, 0,5%, 2,2%.
Dựa trên các con số thực tiễn nêu trên, liệu rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc lại các tính toán của mình, đặc biệt khi đại diện của Bộ mới đây còn dẫn chứng nhận định của TS. Huỳnh Thế Du cho rằng “mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh ở mức từ 10.000-20.000 đồng/lít” như thể giá xăng Việt Nam vẫn còn quá thấp và người dân vẫn còn khả năng chi trả lớn.
Chân Hồ
(*) Bản đăng được lược đi một số thông tin chưa xác thực so với phiên bản gốc đăng vào ngày 25/5. Bài cập nhật lại vào ngày 26/5.
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…