Trung Quốc xây kết cấu gần nơi xung đột biên giới với Ấn Độ

Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy Trung Quốc đã xây thêm các kết cấu gần khu vực vừa xảy ra đụng độ chết người với Ấn Độ ở khu Tây Himalaya. Phát hiện này làm dấy lên các quan ngại về khả năng tái xảy ra các xung đột mới trong tương lai.

Ảnh vệ tinh của Maxar cho thấy các đồn trại mới của Trung Quốc ở gần khu vực xảy ra ẩu đả với quân Ấn Độ.

Tuần trước, tư lệnh quân đội Ấn-Trung đã đồng ý xuống thang sau nhiều tuần đối đầu ở nhiều vị trí dọc khu vực biên giới tranh chấp sau vụ đụng độ hôm 15/6 ở Thung Lũng Galvan khiến 20 binh lính Ấn Độ bị chết. Phía Trung Quốc không báo cáo con số thương vong, các trang tin Ấn Độ cho hay ít nhất 45 binh sĩ phe Trung Quốc thiệt mạng.

Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng mới ngay trong tuần sau sự cố ẩu đả bằng tay không và vũ khí thô sơ hôm 15/6, nhấn sâu thêm thách thức đối đầu và rủi ro thỏa thuận phi bạo lực có thể đổ vỡ ở khu vực mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.

Bức ảnh chụp hôm thứ Hai bởi hãng công nghệ vũ trụ Mỹ Maxar Technologies cho thấy các cấu trúc trông giống kết cấu xây dựng của Trung Quốc ở khu đất được đắp cao nhìn ra Sông Galwan.

Ấn Độ nói rằng các cấu trúc này nằm bên phần lãnh thổ của họ theo Đường Kiểm soát thực sự mà hai bên định nghĩa lỏng lẻo, hay còn gọi là biên giới không chính thức giữa hai quốc gia khổng lồ Châu Á nhằm tránh đụng độ thường xuyên.

Trung Quốc thì tuyên bố toàn bộ thung lũng Galvan thuộc lãnh thổ của họ và đổ lỗi cho binh lính Ấn Độ đã gây hấn trước gây ra xung đột.

Các hoạt động xây dựng mà vệ tinh chụp được ở khu vực này bao gồm các trại ngụy trang hoặc các cấu trúc tương tự được ngụy trang nằm dựa vào vách đá, và tiếp ngay gần đó là một khu trại mới đang xây dựng bờ tường hoặc rào chắn. Theo Reuters, trước đó một tuần trong các ảnh vệ tinh gửi cho họ chưa thấy khu trại này.

Chuyên gia dữ liệu vệ tinh Nathan Ruser thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói rằng việc xây mới các kết cấu của Trung Quốc cho thấy ít có dấu hiệu xuống thang bạo lực.

“Các hình ảnh vệ tinh từ Thung lũng Galvan hôm 22/6 cho thấy ‘rút lui’ không phải là từ mà chính phủ Ấn Độ nên sử dụng”, ông nói trên Twitter.

Ở phía Ấn Độ, các rào chắn phòng vệ cũng có thể nhìn thấy từ các hình ảnh mới nhất mà trước đó chưa xuất hiện vào tháng Năm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời các yêu cầu bình luận về hoạt động xây dựng. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng chưa trả lời bình luận.

Trước đó giới chức quân sự Ấn Độ tuyên bố họ sẽ quan sát chặt chẽ tiến trình thoái lui mà cả hai bên đã lên kế hoạch và xác nhận nó trên thực địa.

“Có sự thiếu hụt niềm tin tới mức độ mà Trung Quốc đang quan ngại”, cựu tư lệnh quân đội Ấn Độ Deepak Kapoor nói, theo Reuters.

“Vì thế khi họ nói với chúng tôi bằng lời rằng họ sẵn sàng rút lui, chúng tôi sẽ chờ và xem thực tế ra sao. Cho đến khi đó, lực lượng vũ trang của chúng tôi vẫn trong trạng thái cảnh giác cao”.

Đức Trí

Xem thêm:

Đức Trí

Published by
Đức Trí

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

8 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago