Trước Trump, ba tổng thống Mỹ từng ra lệnh đóng của biên giới Mexico

Hôm thứ Hai (26/11), Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ đóng cửa vĩnh viễn biên giới phía nam nếu chính phủ Mexico không ngăn chặn được đoàn người di cư xâm nhập trái phép vào Mỹ. Trước ông Trump, ba tổng thống Mỹ là Lyndon B. Johnson, Richard Nixon và Ronald Regan cũng đã từng ra lệnh phong tỏa biên giới phía nam.

Tuần tra Biên giới Mỹ đang kiểm soát chặt chẽ biên giới Mỹ – Mexico

Hai Tổng thống Richard Nixon và Ronald Reagan đóng cửa biên giới phía nam, tạm dừng nhập cảnh từ Mexico vào Mỹ vì các vấn đề liên quan đến buôn lậu ma túy.

Trong khi đó, Tổng thống Lyndon B. Johnson ngay sau khi lên cầm quyền đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới do trước đó Tổng thống tiền nhiệm John F. Kennedy đã bị ám sát ở một bang biên giới miền nam.

Cả ba tổng thống nêu trên đều dùng quyền của tổng thống Mỹ được ra lệnh đóng cửa biên giới trong trường hợp khẩn cấp. Điều đó giống với việc chính phủ Trump hiện nay xác định rằng hàng loạt đoàn bộ hành hàng ngàn người di dân Trung Mỹ hướng tới biên giới Mỹ là tình huống khẩn cấp.

Ông Trump cũng giống như Tổng thống Nixon năm 1969 và Reagan năm 1985, thực hiện đóng cửa biên giới là nhằm cố gắng gây sức ép lên cơ quan thực thi pháp luật của chính phủ Mexico để họ phải tăng cường nỗ lực bảo vệ an ninh biên giới.

Đăng trên Twitter hôm 26/11, Tổng thống Trump nói: “Mexico nên trục xuất những người di dân cầm đầu về nước họ, nhiều người trong số này là tội phạm. Đưa họ về nước bằng máy bay, bằng xe buýt, bằng bất cứ cách gì các bạn muốn, nhưng họ không thể tiến vào nước Mỹ. Chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới nếu cần thiết”.

Tổng thống Trump cũng đã điều động quân đội tới biên giới miền nam và nói rằng họ được trao quyền để sử dụng vũ khí sát thương nếu cần thiết. Hiện tại chính phủ Trump vẫn chưa chính thức đóng cửa toàn bộ biên giới miền nam giống như ba tổng thống trong quá khứ đã làm.

Tổng thống Lyndon B. Johnson đóng cửa biên giới sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy

Vào tháng 11/1963, Cơ quan Xuất nhập cảnh Mỹ đã cho đóng cửa toàn bộ biên giới giáp với Mexico để ngăn chặn bất cứ ai vào và ra khỏi nước Mỹ.

Động thái này xảy ra khi có tình huống khẩn cấp quốc gia phản ứng trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy tại Dallas – một bang biên giới miền nam.

Tân Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới trong hoàn cảnh đặc biệt và chính phủ Mexico cũng đóng cửa biên giới ở phía họ.

Khi đó, Mỹ áp dụng Luật Kiểm soát Xuất nhập cảnh và cho biết biên giới Mỹ – Mexico sẽ đóng cho tới khi nào tìm ra kẻ sát hại ông Kennedy.

Cuối cùng cảnh sát Dallas đã bắt được Lee Harvey Oswald – người đã từng du lịch Mexico trước khi xảy ra vụ ám sát Kennedy, được cho là có liên quan tới vụ ám sát tổng thống Kennedy, nhưng thời gian ngắn sau đó ông chủ của một hộp đêm địa phương là Jack Ruby đã bắt chết Oswald.

Tổng thống Richard Nixon và “Chiến dịch Ngăn chặn”

Trong năm đầu tiên bước vào nhiệm sở, vào tháng 9/1969, Tổng thống Richard Nixon đã thực thi “Chiến dịch Ngăn chặn”.

Myles J. Ambrose, khi đó là ủy viên Cục Hải quan Mỹ đã thực thi hoạt động này và khi đó cả hai tờ Washington Post và The Boston Globe, có quan điểm cánh tả cấp tiến, đều có những bài viết đánh giá tích cực về chiến dịch của chính phủ Nixon.

Hoạt động này đến khi chính phủ Nixon xác nhận rằng chính phủ Mexico gần như không hành động để ngăn chặn vấn nạn buôn lậu cần sa từ Mexico vào Mỹ.

Trong khi triển khai chiến dịch, nhân viên liên bang Mỹ đã lục soát các phương tiện và tài xế ở gần các cửa khẩu vào Mỹ tại biên giới Mexico, điều này gây ra việc tắc nghẽn hàng đoàn dài xe cộ trong nhiều giờ.

Vào một buổi chiều Chủ Nhật trong tháng 9/1969, Tổng thống Nixon bất ngờ điều động hàng ngàn nhân viên biên giới Mỹ tới biên giới để triển khai chiến dịch ngăn chặn.

Trong vòng 2 tuần, các khu vực biên giới từ Texas tới California được cho là đã thiệt hại hàng triệu USD của hoạt động giao thương biên giới và Tổng thống Nixon phải đối mặt với áp lực lớn yêu cầu chấm dứt chiến dịch này.

Tờ Boston Globe khi đó đưa tin rằng “gần như không thu giữ được cần sa” vì những kẻ buôn lậu ma túy của Mexico đơn giản đã chuyển hướng sang chuyển hàng bằng đường hàng không an toàn hơn. Vào tháng 10/1969, ông Nixon đã chính thức ra lệnh kết thúc chiến dịch ngăn chặn, nhưng tờ Globe tuyên bố rằng “Kế hoạch này đã hiệu quả”.

Theo tờ Globe thì chiến dịch của ông Nixon là thành công vì mục tiêu là để thuyết phục Mexico hợp tác đấu tranh với những kẻ buôn lậu ma túy và Mexico đã tăng cường hoạt động này.

Bài báo của tờ Globe nói thêm rằng: “Thực tế, vào đầu năm 1970, Chiến dịch ngăn chặn đã chuyển thành chiến dịch hoạt động nhẹ nhàng hơn, và chính phủ Mexico không còn lờ đi các yêu cầu của Nixon nữa”.

Tờ Washington Post khi đó viết: “Chiến dịch này đã chấm dứt sau một vài tuần vì mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Nhưng vấn đề đã được đưa ra và các cơ quan thực thi pháp luật của Mexico đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn các chuyến hàng ma túy”.

Tổng thống Ronald Regan và Chiến dịch Camarena

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Ronald Reagan đã ban hành một chính sách tương tự như Tổng thống Nixon thực hiện năm 1969. Khác biệt là năm 1985, ông Reagan đã điều động cả quân đội Mỹ tới biên giới sau khi một biệt đội buôn lậu ma túy Mexico đã bắt cóc một nhân viên của Cơ quan Quản lý Ma túy Mỹ (DEA).

Chiến dịch Camarena được triển khai vào tháng 2/1985 với sự giám sát của ông William von Raab – ủy viên ủy ban Hải quan Mỹ. Chiến dịch này được đặt tên theo tên của nhân viên DEA Enrique Camarena – người bị lực lượng buôn lậu ma túy Mexico bắt cóc.

Chiến dịch Camarena triển khai đóng cửa tất cả các cửa khẩu của Mỹ dọc theo biên giới Mexico. Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm nỗ lực tìm kiếm Camarena hoặc thu thập thông tin và những người có thông tin về điều gì đã xảy ra với ông Camarena.

Tạp chí Times khi đó đưa tin: “Không ai tin rằng chiến dịch này có thể tìm thấy Camarena – nhân viên có 11 năm kinh nghiệm. Thay vào đó, hoạt động biên giới này là cách chính phủ Reagan cố gắng ép chính quyền của Tổng thống Mexico Miguel de la Madrid Hurtado phải tăng cường việc tìm kiếm nhân viên Mỹ đang bị mất tích. Theo các quan chức Mexico, cuộc tìm kiếm đã được thực hiện tích cực với việc huy động 1000 sĩ quan cảnh sát có vũ trang lùng sục khắp các bang Sonora, Sinaloa và Baja Californias”.

Sau đó, thi thể của ông Camarena được tìm thấy vào tháng 3/1985 và có dấu hiệu cho thấy ông đã bị ám sát rất dã man.

Cơ thể của Camarena được bọc trong các túi nhựa. Tờ Washington Times khi đó đưa tin: “Trong khoảng thời gian 30 giờ, hộp sọ, hàm, mũi, gò má và khí quản của Camarena đã bị nghiền nát. Xương sườn của ông bị gãy; một cái lỗ được khoan vào đầu ông ta bằng một cái tuốc-nơ-vít. Nhân viên này đã được tiêm thuốc để bảo đảm ông ta vẫn tỉnh táo trong lúc bị tra tấn”.

Theo The Daily Signal,

Xuân Thành

Xem thêm:

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

39 phút ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

56 phút ago

TQ: Một vụ nổ lớn ở Sơn Đông, nghi gài bom vào nhà quan chức thôn [VIDEO]

Một vụ nổ xảy ra tại khu dân cư ở Tân Châu (tỉnh Sơn Đông,…

1 giờ ago

Phó Tổng thống Philippines: Nếu bị giết, người được thuê sẽ ám sát Tổng thống

Bà Sara Duterte, hiện là Phó Tổng thống, từng dọa giết Tổng thống đương nhiệm…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Không gian sống xanh giúp giảm tỷ lệ tử vong

Các chuyên gia cho rằng, không gian sống xanh như công viên, rừng và đồng…

2 giờ ago

Mưa khủng khiếp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, học sinh toàn tỉnh nghỉ học khẩn

Đợt mưa đổ xuống Thừa Thiên Huế dự báo kéo dài 10 ngày, từ 18-28/11.

2 giờ ago