Siberia, Nga. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Mối đe dọa quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan nhận được nhiều sự chú ý, nhưng Bắc Kinh được cho là đang ấp ủ một kế hoạch táo bạo hơn. Một báo cáo từ một tổ chức tư vấn Mỹ và các đơn vị an ninh Nga chỉ ra rằng mục tiêu thực sự của Trung Quốc để mở rộng có thể không phải là Đài Loan, mà là vùng Viễn Đông Siberia của Nga – vùng đất mà Trung Quốc mất đi trong các “Hiệp ước bất bình đẳng” vào thế kỷ 19. Hiện nay, do chiến tranh Ukraine và sự suy yếu nội tại của Nga, khu vực này đang được Bắc Kinh xem là “lãnh thổ lịch sử” và cửa ngõ chiến lược để khai thác tài nguyên.
Mặc dù ĐCSTQ vẫn tiếp tục leo thang đe dọa quân sự đối với Đài Loan, một tài liệu tình báo Nga bị rò rỉ và điều tra của truyền thông Mỹ cho thấy, Bắc Kinh đang chuẩn bị một chiến lược thay thế “rủi ro thấp, lợi nhuận cao” – chuyển sự chú ý từ eo biển Đài Loan đầy rủi ro sang khu vực Viễn Đông của Nga, đặc biệt là Siberia, nơi giàu tài nguyên nhưng phòng thủ yếu ớt.
Theo báo cáo ngày 2/7 của The Hill (Mỹ), trích dẫn các cuộc thảo luận nội bộ của ĐCSTQ và một tài liệu bị rò rỉ từ Cục An ninh Liên bang Nga (FSB), khi Nga sa lầy trong chiến tranh Ukraine, Bắc Kinh đã tăng cường xâm nhập kinh tế và dân số vào vùng Viễn Đông của Nga, khiến Moskva hết sức cảnh giác.
Bài bình luận do các chuyên gia về an ninh và chiến lược quốc tế viết, cho rằng dựa trên phân tích chi phí – lợi ích, ký ức lịch sử và thực tế địa chính trị, sự quan tâm và xâm nhập của Bắc Kinh vào vùng Viễn Đông của Nga mới là hướng mở rộng tiềm năng hơn. Tiêu đề bài báo thẳng thắn nêu rõ: “Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự muốn xâm chiếm Siberia, không phải Đài Loan.”
Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù “Trung Quốc mộng” của ông Tập Cận Bình coi thống nhất Đài Loan là biểu tượng hợp pháp của chế độ và cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc, nhưng đối với bộ phận quy hoạch hoạch chiến lược của ĐCSTQ mà nói, nếu xảy ra xung đột toàn diện tại Đài Loan, cái giá phải trả sẽ cực kỳ nặng nề.
Bài báo chỉ ra rằng dù thống nhất Đài Loan vẫn là “mục tiêu thiêng liêng” của chính quyền ĐCSTQ, nhưng trên thực tế, việc xâm lược Đài Loan sẽ là một cơn ác mộng về hậu cần và kinh tế.
Nếu chiến tranh ở eo biển Đài Loan nổ ra, nó chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột trực diện với liên minh Mỹ – Nhật, thậm chí là toàn bộ hệ thống phòng thủ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thêm vào đó, khó khăn của việc đổ bộ từ biển, địa hình phức tạp, lực lượng phòng thủ của Đài Loan và ý chí kháng cự của xã hội khiến ĐCSTQ có nguy cơ sa lầy trong một cuộc chiến tranh kéo dài.
Hơn nữa, Viện Kinh tế Bloomberg ước tính rằng chiến tranh ở eo biển Đài Loan sẽ gây thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 10 nghìn tỷ USD, tương đương 10% GDP toàn cầu. Do Đài Loan kiểm soát năng lực sản xuất chất bán dẫn quan trọng của thế giới, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho phương Tây mà còn ảnh hưởng đến chính ngành công nghệ của Trung Quốc.
Ngược lại, vùng Siberia ở Viễn Đông Nga với tài nguyên phong phú, dân số thưa thớt và phòng thủ yếu ớt, trở thành mục tiêu khả thi hơn đối với Bắc Kinh.
Khu vực này sở hữu dầu mỏ, khí đốt, vàng, kim cương, đất hiếm và nguồn nước ngọt dồi dào – tất cả đều rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với các nút thắt về năng lượng và nguyên liệu thô. Bài báo chỉ ra rằng “trong tình huống không cần bắn một viên đạn, Trung Quốc có thể từng bước thâm nhập và kiểm soát Siberia.”
Hiện tại, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh vào giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng ở khu vực này, đồng thời thực hiện kiểm soát thực chất thông qua chính sách nhập cư và hội nhập kinh tế.
Bài báo dẫn nguồn từ các viện nghiên cứu quân sự và thông tin tình báo gần đây cho thấy, kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine vào năm 2022, phần lớn lực lượng chính quy, trang thiết bị và ngân sách quân sự của Nga đã được điều động sang mặt trận phía Tây, khiến khả năng phòng thủ ở biên giới phía Đông suy yếu nghiêm trọng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) phân tích rằng đến cuối năm 2025 hoặc 2026, các thiết bị quan trọng của Nga sẽ bị hao mòn nghiêm trọng, tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu giảm mạnh, và lực lượng ở Viễn Đông có thể chỉ còn lại các đơn vị dự bị thiếu huấn luyện với trang bị lỗi thời.
Báo cáo nhấn mạnh rằng so với Quân Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ (PLA), lực lượng hiện đại, công nghệ cao và quy mô lớn, Bắc Kinh có lợi thế quân sự rõ rệt ở Siberia.
Một tài liệu được cho là rò rỉ từ FSB tiết lộ sự lo ngại của chính quyền Moskva. Tài liệu này chỉ ra rằng Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng tại Viễn Đông Nga thông qua các biện pháp phi quân sự, bao gồm:
Những hành động này gây ra lo ngại trong một bộ phận dân tộc chủ nghĩa và quân đội Nga, rằng ĐCSTQ đang sử dụng chiến lược “xâm lược không tiếng súng” để từng bước “tái chủ quyền hóa” các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm được từ thời Sa hoàng thông qua các “Hiệp ước bất bình đẳng”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) gần đây chỉ ra rằng nguồn lực quân sự của Nga đang cạn kiệt nhanh chóng, đặc biệt là lực lượng đồn trú ở Siberia bị bỏ bê từ lâu, thiếu trang bị hiện đại và huấn luyện. Hầu hết các đơn vị tinh nhuệ và vũ khí hiện đại đã được điều động sang mặt trận Ukraine, khiến khả năng phòng thủ ở Viễn Đông Nga tiếp tục suy giảm.
Ngược lại, quân đội ĐCSTQ đang đẩy nhanh hiện đại hóa, sở hữu năng lực mạnh mẽ về không quân, tên lửa và chiến tranh điện tử. Thêm vào đó, nền kinh tế Nga đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, ngày càng phụ thuộc vào thị trường năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc, khiến Moskva khó duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở biên giới phía Đông.
Những dấu hiệu này cho thấy Bắc Kinh có thể đang xây dựng một chiến lược dài hạn dựa trên “xâm nhập kinh tế + câu chuyện lịch sử”, tận dụng sự kiệt quệ tài nguyên của Nga trong chiến tranh Ukraine và vị thế chiến lược thụ động của nước này để từng bước mở rộng ảnh hưởng ở Siberia, chuẩn bị cho một bước đột phá chiến lược phía Bắc trong tương lai.
Mặc dù ĐCSTQ và Nga gần đây tuyên bố quan hệ “thân thiện không giới hạn” và “không liên minh nhưng hơn cả đồng minh”, sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào Moskva thực chất mang màu sắc hiện thực.
Hiện tại, Nga gần như bị cô lập trên trường quốc tế và phụ thuộc nặng nề vào thị trường năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc. Bắc Kinh tận dụng điều này để mở rộng quyền kiểm soát trong các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng và trao đổi công nghệ quân sự. Báo cáo cho rằng trong khi ĐCSTQ tiếp tục đe dọa quân sự đối với Đài Loan và xâm nhập thực chất vào Siberia, mục tiêu xung đột quân sự thực sự có thể không phải là Đài Loan mà là Nga.
Bài báo thẳng thắn nêu rõ: “Bắc Kinh biết rằng họ không thể đồng thời phát động chiến tranh với cả Đài Loan và Nga. Nhưng nếu phải chọn một, Siberia sẽ mang lại cơ hội lớn hơn, lợi ích cao hơn và cái giá thấp hơn.”
Cho đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra phản hồi công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, từ dư luận mạng và các ấn phẩm chính thức của Trung Quốc, các cuộc thảo luận về “công lý lịch sử” liên quan đến biên giới Trung – Nga và những thay đổi trên bản đồ đã âm thầm diễn ra.
Đối với các nhà quan sát toàn cầu, eo biển Đài Loan vẫn là một thùng thuốc súng, nhưng điểm nóng địa chính trị bất ngờ nhất trong tương lai có thể đang ẩn giấu dưới những cánh rừng nguyên sinh và mỏ tài nguyên ở Siberia.
Bối cảnh này khiến tình hình ở Trung Đông, Nga và Đông Á trở nên liên kết chặt chẽ. Gần đây, Mỹ đã áp dụng các biện pháp quân sự đối với Iran ở Trung Đông, phù hợp với chiến lược bao vây trục Trung – Nga. Nếu ĐCSTQ dần chuyển sự chú ý từ eo biển Đài Loan sang Viễn Đông Nga, điều này có thể gây ra một đợt ma sát chiến lược mới giữa Trung Quốc và Nga, từ đó thay đổi cục diện phân bổ quyền lực quân sự và tài nguyên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu trong tương lai.
Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…
Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…
Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…
John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…
Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…
Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây,…