Đàm luận về màu sắc và văn hóa tu luyện (P2)

Trong kỳ trước khi bàn về nhận thức đối với thành phần vật chất cụ thể trong văn hóa phương Tây, có thể nhiều chuyên gia chuyên ngành nghĩ đến thuật giả kim. Suy cho cùng, từ xưa đến nay giới mỹ thuật vẫn luôn có ghi chép, trong các cuốn sách kinh điển về vật liệu học mỹ thuật và lịch sử chất liệu màu, người ta thường thấy nhiều chất liệu màu hay chất liệu hội họa đều bắt nguồn từ các thí nghiệm thuật giả kim. Ngày nay giới học thuật coi nó là tiền thân của hóa học hiện đại, cho rằng nó đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong lịch sử. Nhưng trên thực tế, thuật giả kim vốn là một phương thức tu luyện bí truyền cổ xưa.

Khoa học vật liệu thần bí

Chính là vì bí truyền nên ở đây sẽ không nói về phương pháp tu luyện cụ thể của thuật giả kim và nội dung của nó, mà chỉ nói về tác dụng của nó đối với khoa học vật liệu mỹ thuật và một số ảnh hưởng đến văn hóa xã hội trong lịch sử.

“Thuật giả kim” (Alchemia), danh xưng này phiên dịch ra không được chính xác bởi vì nó không phải là một môn kỹ thuật. Trong tiếng La-tinh, đan đạo của phương Đông cũng được gọi là “alchemia”, đủ để chứng minh khái niệm của từ này rộng hơn nhiều so với từ “giả kim”. Nhưng vì để độc giả dễ hiểu, bài viết này vẫn gọi nó là “thuật giả kim” theo danh xưng quen thuộc với đại chúng.

Nói thuật giả kim và đan đạo (luyện đan) của phương Đông có liên hệ với nhau cũng không phải là không có căn cứ, bởi vì cả hai xác thực có rất nhiều điểm chung. Ví dụ “ngoại đan thuật” của Đạo gia cổ đại và “hoàng bạch thuật” đều tập trung vào việc sử dụng các vật chất như thủy ngân, lưu huỳnh, chì, về lý thuyết chú trọng đến âm dương, v.v. tất cả đều có điểm chung với thuật giả kim của Ả Rập và châu Âu.

Tranh mô tả thuật giả kim từ một cuốn sách phương Tây thế kỷ 15. (Tranh: Zürich Zentralbibliothek, Wikipedia, Public Domain)

Nếu dùng quan điểm của văn hóa phương Đông mà xét, thì thuật giả kim ở thế giới phương Tây có thể được coi là Đạo gia của phương Tây. Đương nhiên, theo lý thuyết cụ thể riêng của mỗi phía, giữa các môn phái tu luyện này có thể nói là khác nhau rất lớn, mỗi môn có đặc sắc riêng.

Trong văn hóa thuật giả kim đã được biết đến, hầu hết mọi người đều cho rằng thuật giả kim chính là thông qua một số vật liệu và phương thức bí truyền, như làm các thí nghiệm hóa học, hoặc kết hợp với một số bí thuật về phương diện tinh thần, tương tự như tu luyện ngoại đan thuật của Đạo gia. Nhưng kỳ thực loại tu luyện này cũng được chia thành các trường phái khác nhau, không chỉ giới hạn ở đây. Ví dụ có một số trường phái coi con người như vật chứa đựng, như cái nồi nấu quặng hoặc cái vạc trên lò, đưa tâm tính thăng hoa lên đến cảnh giới của bậc hiền giả, nuôi dưỡng Hòn đá Triết gia (Lapis Philosophorum) trong cơ thể, điều này hơi giống với nội đan thuật của Đạo gia.

Tranh miêu tả cảnh các nhà giả kim tìm kiếm Hòn đá Triết gia (lapis philosophorum), được cho là có thể mang đến sự trường sinh bất tử. (Họa sĩ: Joseph Wright of Derby, Derby Museum and Art Gallery, Wikipedia, Public Domain)

Đối với các họa sĩ thời trước đây, thuật giả kim là một chủ đề không thể bỏ qua. Bởi vì lúc đó chưa có ngành sản xuất bột màu công nghiệp hóa hiện đại, ngoại trừ một số chất liệu thô cơ bản nhất, toàn bộ việc điều chế màu vẽ, bao gồm chế tạo thuốc màu, tinh chế chất phụ gia, thậm chí một loạt các công việc rườm rà mà lại tỉ mỉ tinh vi như chưng cất các loại dầu có tính bay hơi, tất cả đều phải do chính các họa sĩ hoặc các trợ thủ, người học việc trong xưởng vẽ đích thân hoàn thành. Mọi kiến thức và thao tác kỹ thuật liên quan phần lớn đều bắt nguồn từ các nhà giả kim dựa trên lý thuyết thuật giả kim. Khi các họa sĩ học các phương pháp thao tác cụ thể từ các đạo sĩ luyện kim, lý thuyết vật liệu vẽ của họ kỳ thực chính là kế thừa lý thuyết vật liệu trong thuật giả kim.

Trong sách lịch sử mỹ thuật cũng có thể tìm thấy một số ghi chép, ví dụ Cennino Cennini, một nhà khoa học về kỹ pháp và vật liệu mỹ thuật ở thế kỷ 14, trong cuốn “Sách về nghệ thuật” (Libro dell’ Arte) nổi tiếng của mình, đã mô tả thuốc màu chu sa mà chúng ta đã nói ở trên như sau: “Chu sa là một màu được tạo ra thông qua thuật giả kim”. Cho nên, nếu các họa sĩ thời đó muốn tạo ra bột màu chu sa, đương nhiên phải nắm vững các bước tương ứng trong thuật giả kim. Một số họa sĩ cổ đại cũng cố gắng nắm vững các kỹ thuật tương tự nhiều hơn để hoàn thành tốt công việc mình đảm nhận, bởi vì đây là một trong những nguồn chủ yếu về tri thức khoa học vật liệu của họ.

Hưng suy của văn hóa giả kim

Thuật giả kim mà người ta thường nói đến không nhất định là thuật giả kim chân chính. Mặc dù thuật giả kim có lịch sử rất lâu đời, nhưng trên thực tế nó vẫn luôn tồn tại như một phương pháp bí truyền và đơn truyền, những thứ tinh hoa sẽ không được truyền ra bên ngoài, do đó thợ luyện kim chân chính có thể nói là rất quý hiếm, và lịch sử của thuật giả kim mà mọi người biết có vẻ giống như lịch sử của nền văn hóa nào đó. Đồng thời, nhiều trường phái có yêu cầu rất nghiêm khắc đối với tâm tính của người luyện kim, để đạt được sự thuần tịnh trong tư tưởng, họ phải chuyên tâm tu luyện trong trạng thái cắt đứt với thế gian, cho nên những người này về cơ bản không nhập thế, họ xuất hiện rất thần bí.

Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ thần bí với lý luận thâm sâu của thuật giả kim được truyền ra đã thu hút rất nhiều người thế gian, cũng vì thế đã tạo thành ảnh hưởng xã hội rất lớn. Trong nhiều tư liệu lịch sử có thể thấy trước thế kỷ XVII ở châu Âu, những người được giáo dục cơ bản đều có hiểu biết đại khái về thuật giả kim. Nói cách khác, nó đã hình thành một nền văn hóa có tính phổ cập trong xã hội.

Cần nhấn mạnh là thuật giả kim chân chính và văn hóa thuật giả kim được lưu truyền trong xã hội là hai khái niệm khác nhau. Bởi vì một sự việc sau khi đã hình thành văn hóa thì rất dễ được quần chúng tiếp thu, sửa cũ thành mới. Ví dụ như hiện nay rất nhiều người tổ chức lễ Giáng sinh phương Tây vào cuối năm, đến Tết Dương lịch vào ngày 1 tháng 1, không lâu sau đó lại tiếp tục ăn Tết Nguyên đán, sau đó lại đón tết Nguyên tiêu… Có nghĩa là người ta không quá chú ý đến khái niệm về lễ hội, không giới hạn vào một quốc gia hoặc loại lễ hội nào.

Nhưng pháp môn tu luyện chân chính lại không cho phép như thế, bởi vì bất kỳ sự sửa đổi nào đều sẽ tạo thành thất bại trong tu luyện. Hơn nữa, giới tu luyện cho rằng nội dung bí truyền hoặc đơn truyền là không được tùy tiện viết thành sách phát hành ngoài xã hội, làm cho mọi người đều biết, nếu không như vậy còn gọi “bí truyền” làm gì? Cho dù có một số ít thợ luyện kim chính thống viết ra một vài thứ, cũng là vì mục đích lưu lại văn hóa tu luyện của môn đó, những chi tiết quan trọng thường được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mập mờ hoặc cách làm không lưu lại dấu vết.

Do đó, thuật giả kim chân chính không được người đời biết đến, những gì mà công chúng được nghe chẳng qua chỉ là một chút biểu hiện gián đoạn và sự kéo dài tính chất văn hóa mà thôi. Cho nên đương nhiên những sách lưu truyền trong xã hội là thật thật giả giả, vàng thau lẫn lộn, đúng đúng sai sai, hậu quả gây ra và ảnh hưởng đối với xã hội tất nhiên cũng nửa tốt nửa xấu. Giống như luyện ngoại đan thời cổ đại, trong sử sách cổ có ghi chép rằng có người tu luyện ăn xong thì thành Tiên, nhưng cũng không ít trường hợp người ăn thì trúng độc, kết quả là sau thời nhà Đường, hình tượng ngoại đan thuật trong lòng thế nhân bị giảm sút nghiêm trọng, mãi đến thời nhà Minh mới được khôi phục. Luyện đan rất thịnh hành vào thời nhà Minh. Đương nhiên, người viết chỉ nói hiện tượng bề ngoài xã hội, bởi vì từ tầng sâu mà nhìn, nó còn liên quan đến nguồn gốc của các triều đại khác nhau.

Tu luyện là một việc vô cùng nghiêm túc, nếu không được chân truyền thì chỉ có thể là làm loạn. Có một số người tự học không nắm được nội dung chính để học thuật giả kim, sau nhiều lần thực nghiệm thất bại, còn sử dụng biện pháp gọi hồn với ý đồ câu thông với sinh mệnh ở không gian khác để có được phương thức phối chế thuật giả kim. Mặc dù thuật chiêu hồn ở phương Tây về tính chất có thể phân thành thuật cầu thần (Theurgia) và thuật gọi hồn (Goetia), nhưng loại tâm mãnh liệt như vậy đều sẽ không tốt. Đặc biệt là vào thời Cơ đốc giáo được coi như chính giáo duy nhất, cách làm này chỉ có thể gây nên sự bất mãn ưcủa giáo hội và sẽ bị xử phạt.

Tùy theo sự phát triển của lịch sử, các loại sách về thuật giả kim xuất bản trong xã hội cũng dần dần biến dạng, đại bộ phận không chỉ không đắc tâm pháp, mà còn cổ xúy người ta hướng ngoại mà cầu, biến văn hóa tu luyện thành văn hóa phổ cập khoa học. Hóa học thời cận đại sau khi thoát thai khỏi văn hóa thuật giả kim, về lý thuyết đã trực tiếp cắt đứt mối liên hệ giữa vật chất và tinh thần, các nhà hóa học bắt đầu công kích những sai lầm của các nhà giả kim ngoài nghề, gọi họ là những kẻ giang hồ bịp bợm. Đặc biệt là sau cách mạng công nghiệp, sự phủ định văn hóa truyền thống của các thế lực khoa học càng mãnh liệt hơn, cũng làm cho thanh danh của thuật giả kim sa sút ghê gớm.

Còn có một số nhà luyện kim có kinh nghiệm hóa học phong phú không tin vào những thứ như tu dưỡng tự thân, tinh chế thuốc chữa bách bệnh hoặc đạt được trường sinh bất lão, mà lại dùng các biện pháp kỹ thuật để thay đổi bề ngoài của kim loại chất lượng kém rồi làm giả mà lừa tiền. Điều này cũng gây không ít ảnh hưởng xấu đối với thanh danh của thuật giả kim trong xã hội lúc bấy giờ.

Thuật giả kim và hội họa

Thuật giả kim hưng thịnh ở châu Âu chính vào thời kỳ các chất liệu và kỹ thuật tranh sơn dầu xuất hiện, từng bước hình thành khuôn mẫu, vì vậy giống như ghi chép trong một số sách mỹ thuật, tranh sơn dầu đã chịu ảnh hưởng bởi văn hóa thuật giả kim ở một mức độ nhất định.

Thời kỳ đầu Jan van Eyck, nhân vật đại biểu cho trường phái hội họa Flemish Primitives, từng được cho là người phát minh ra tranh sơn dầu trong lịch sử mỹ thuật. Đương nhiên ngày nay mọi người đều biết rằng một số ít người đã dùng sơn dầu để vẽ tranh trước ông ta. Tuy nhiên, Van Eyck vẫn được coi là người đã đặt nền móng cho tranh sơn dầu, vì ông (và người anh trai Hubert van Eyck) đã cải tiến chất liệu sơn dầu và phát minh ra kỹ thuật vẽ tranh, kể từ thời đó các bậc thầy nghệ thuật bắt đầu thi nhau sử dụng màu dầu để vẽ tranh, nhanh chóng khiến thể loại tranh này chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực hội họa phương Tây.

Bức “The Arnolfini Portrait”, 1434, Họa sĩ: Jan van Eyck.

Trong điều kiện bình thường, người học nghề mỹ thuật sau nhiều năm được truyền thừa và huấn luyện trong xưởng, sau khi thành nghề sẽ sử dụng kinh nghiệm hiện có của mình để sáng tạo, hoàn toàn không cần tốn nhiều thời gian, tiền bạc và tinh lực để nghiên cứu và phát triển một loại tranh mới. Bởi vì nếu phó xuất rất nhiều nhưng không biết có thành công hay không, thì rõ ràng là một việc tốn công vô ích. Những người nguyện ý dốc hết sức làm điều đó thường cho rằng bản thân các thí nghiệm về vật liệu có ý nghĩa và giá trị tư tưởng cao hơn, mà vào thời điểm đó, những người cảm thấy hứng thú đối với bản thân vật liệu đa phần đều là các nhà giả kim, Jan van Eyck chính là một nhà nghiên cứu như vậy.

Nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật thời Văn hóa Phục hưng Giorgio Vasari trong cuốn “Le vite de’ più eccellenti pittori, scultori e architettori” (Truyện những người nổi tiếng trong giới nghệ thuật) nói rằng Jan van Eyck “rất yêu thích thuật giả kim”. Nửa thế kỷ sau, Karel van Mander, một nhà sử học người vùng Flemish cũng đã nhắc lại điều đó trong cuốn sách của ông. Kỳ thực, từ góc độ xác suất cũng dễ dàng lý giải được sự thành công của việc cải tiến chất liệu tranh sơn dầu: Thông qua việc không ngừng thí nghiệm theo phương pháp “thử và sai”, làm như vậy nhiều lần thì sẽ cho ra thành quả cần thiết.

Ngoài người đặt nền móng cho tranh sơn dầu, nhiều họa sĩ cũng nghiên cứu về thuật giả kim trong quá trình từng bước hình thành chất liệu và kỹ thuật tranh sơn dầu. Một số họa sĩ nổi tiếng cùng thời như Albrecht Dürer và Parmigianino thời kỳ văn hóa Phục hưng, cũng đã gợi lên sự hứng thú của công chúng vì niềm đam mê với thuật giả kim. Trong thời đại đó, ảnh hưởng của chủ nghĩa thần bí đối với sáng tác nghệ thuật là không hề nhỏ, tuy nhiên, đa phần giáo hội tương đối khoan dung với thuật giả kim, lại thêm sự trợ giúp và ủng hộ của một số người có cùng sở thích trong xã hội thượng lưu ở châu Âu, miễn là nó không chạm đến lệnh cấm của tôn giáo, rất nhiều thí nghiệm được coi là nghiên cứu và nhận thức về tự nhiên, điều này cũng khiến cho chất liệu tranh sơn dầu từng bước thay đổi và hoàn thiện theo thời gian.

(Còn tiếp)

Theo “Khoa học màu sắc và văn hóa tu luyện
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Arnaud H.

Xem thêm cùng tác giả:

Mời nghe radio:

Arnaud H.

Published by
Arnaud H.

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

11 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

17 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

28 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

32 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

32 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

42 phút ago