Vào hôm thứ Ba (29/10), tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu của Tesla và mạng xã hội X, đã tuyên bố Wikipedia “hỏng rồi”, phúc đáp về các cáo buộc cho rằng trang bách khoa toàn thư trực tuyến này cho phép những bài viết gán nhãn ông Donald Trump, đề cử viên cho vị trí tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa, là “kẻ phát xít”.
Ông Musk đưa ra bình luận nêu trên trong khi đề cập đến một bài viết có tựa đề ‘Các Biên Tập Viên Wikipedia Chính Thức Xem Trump Là Một Tên Phát xít’ của nhà văn người Mỹ Ashley Rindsberg.
Bài viết của nhà văn Rindsberg được đăng tải trên trang Pirate Wires đã khiến độc giả chú ý đến một số bài viết trên trang Wikipedia, chẳng hạn như ‘Chủ Nghĩa Trump’, ‘Quan Điểm Chủng Tộc của Donald Trump’ và ‘Donald Trump và Chủ Nghĩa Phát xít’. Đáng chú ý, bài viết trên trang Pirate Wires được đăng tải cùng ngày với một bài viết khác dài 4.000 từ trên tờ The Guardian có tựa đề “Donald Trump Có Phải Là Một Tên Phát xít?” ám chỉ những quan điểm tương tự.
Trang ‘Donald Trump và Chủ Nghĩa Phát xít’ cũng đưa ra một số cáo buộc gây tranh cãi về ông Donald Trump, đề cử viên của Đảng Cộng hòa, chẳng hạn như so sánh giữa cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 của những cư tri ủng hộ cựu tổng thống tại Đồi Capitol với cuộc đảo chính Beer Hall Putsch thất bại của nhà lãnh đạo phát xít Adolf Hitler vào năm 1923.
Ông Rindsberg lưu ý với các độc giả rằng trang ‘Chủ Nghĩa Trump’ trên Wikipedia viết rằng lý tưởng này “có xu hướng độc tài rõ rệt” cũng như có bản chất “chủ nghĩa dân tộc bình dân” và “tân chủ nghĩa dân tộc” trong khi điều mâu thuẫn là trang Wikipedia lại dựa vào “một nguồn chứng minh hoàn toàn ngược lại”. Ông Rindsberg cũng bổ sung thêm rằng một số trích dẫn trọng tâm trong bài viết về ‘Chủ Nghĩa Trump’ trích lời ông Richard Lachmann, một nhà xã hội học quá cố được các nhà bình luận nhận xét là “một người thiên tả kiên định” và “một người chống đế quốc”.
Ông Musk đã bình luận về bài viết của ông Rindsberg trên mạng xã hội X: “Wikipedia hỏng rồi”. Trước đây, ông Musk từng không ngần ngại khẳng định rằng trang web này “bị kiểm soát bởi những nhà hoạt động cực tả” và rằng “mọi người nên chấm dứt quyên góp cho họ”.
Ông Musk lên tiếng chỉ trích trang Wikipedia sau một báo cáo vào tháng Sáu của Viện Manhattan khám phá ra rằng một số bài viết tiếng Anh có xu hướng gắn kết các chính trị gia cánh hữu với các từ ngữ liên quan đến những cảm xúc tiêu cực như “phẫn nộ” và “ghê tởm”. Các nhà nghiên cứu cũng bổ sung thêm rằng quan điểm thiên lệch trong các văn bản tiếng Anh cũng đang ảnh hưởng đến câu trả lời tự động của các mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo.
Chính phủ Ukraine đã công khai với ngoại giới về danh tính của ba vị…
Gần 63 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng…
Tác phẩm của Shakespeare rời khỏi thư viện từ năm 1923 cuối cùng đã được…
Theo thống kê, số lượng việc làm mới mà nền kinh tế Mỹ tạo ra…
Bạn có cảm thấy mình ngày càng kém sắc dù chỉ chăm chỉ làm việc?…
Chiếc xe chở rác thuộc công ty LoadMaster được trang trí bằng cờ Mỹ, dán…