Úc cân nhắc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

Ngày 25/11, tờ Sydney Morning Herald đưa tin, Úc đang cân nhắc không cử bất kỳ quan chức chính phủ nào tham dự Thế vận hội mùa đông được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm sau, trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà lập pháp nước này kêu gọi tẩy chay ngoại giao chính thức đối với thế vận hội.

Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Shutterstocks)

Tờ báo cho hay, các chính trị gia Úc của cả liên minh Tự do Quốc gia cầm quyền và Đảng Lao động đối lập đều đang thúc giục chính phủ Úc tẩy chay sự kiện thể thao thế giới sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau.

Tẩy chay ngoại giao có nghĩa là các vận động viên vẫn được phép tham gia tranh tài, nhưng chính phủ sẽ không cử bất kỳ phái đoàn quan chức nào tham dự.

Trong một email trả lời giới báo chí, phát ngôn viên của Bộ trưởng Thể thao Úc Richard Colbeck tiết lộ: “[Chính phủ Úc] vẫn chưa có quyết định về ai là người đại diện của nước này tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.” Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Úc chưa phản hồi về yêu cầu bình luận của các phóng viên.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Hoa Kỳ đang xem xét tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Nếu việc này xảy ra, đây được xem là một động thái của Hoa Kỳ nhằm phản đối hồ sơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề mà Washington chỉ trích là tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với nhóm người Hồi giáo thiểu số ở nước này.

Đầu tuần này, phát ngôn viên của thủ tướng Anh cho biết, Anh vẫn chưa đưa ra quyết định về việc ai sẽ đại diện chính phủ nước này tham dự Thế vận hội, nhưng Thủ tướng Boris Johnson không ủng hộ ý tưởng tẩy chay.

Bài báo trên tờ The Herald nhận định, chính phủ Úc đang chờ quyết định của chính quyền Biden trước khi họ đưa ra lời kêu gọi tẩy chay ngoại giao.

Cả Hoa Kỳ và Anh đều là đồng minh thân cận của Úc. Hồi tháng 9, ba quốc gia này đã ký kết quan hệ đối tác an ninh nhằm giúp Canberra chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Thỏa thuận ba bên này đã khiến Trung Quốc, cường quốc đang trỗi dậy ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, rất tức giận.

Mối quan hệ của Úc với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ, đã trở nên tồi tệ sau khi Canberra cấm gã khổng lồ Huawei Technologies Co. của Trung Quốc tham gia mạng băng thông rộng 5G của nước này vào năm 2018, cũng như việc Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19. 

Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách áp đặt thuế đối với một số mặt hàng chủ lực của Úc.

Gia Huy (Theo SCMP)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Đại học Harvard nhận được “tối hậu thư” về “điều kiện nhận tài trợ liên bang”

Chính quyền Trump đã gửi cho Đại học Harvard một danh sách các yêu cầu…

1 phút ago

Hải quan Mỹ từ chối nhập cảnh đối với 329 người trong 2 tháng

Tháng 2 và tháng 3 năm nay, Sân bay quốc tế John F. Kennedy đã…

7 phút ago

Tổng thống Trump cho biết báo cáo việc làm thể hiện kế hoạch kinh tế đang hiệu quả

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng báo cáo việc làm tháng Ba vốn…

17 phút ago

Houthi tiếp tục bắn hạ máy bay không người lái Reaper của Hoa Kỳ

Houthi ở Yemen đã bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper khác…

41 phút ago

Rubio: Vài tuần nữa Hoa Kỳ sẽ biết liệu Nga có nghiêm túc về hòa bình hay không

Liệu Nga có “nghiêm túc” về việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine hay…

1 giờ ago

Reuters: Trung Quốc dừng thỏa thuận TikTok với Hoa Kỳ vì thuế quan

Trung Quốc cho biết họ sẽ không đồng ý về thoả thuận TikTok thoái vốn…

2 giờ ago