Chính phủ Úc hôm thứ Hai (11/12) cho biết Canberra sẽ thắt chặt các quy định về thị thực đối với sinh viên quốc tế và người lao động có tay nghề thấp, mục tiêu để số người nhập cư hàng năm trong hai năm tới sẽ giảm còn một nửa so với hiện nay.
Chính phủ Úc coi hệ thống nhập cư của họ đã “phá sản” và tuyên bố sẽ cải cách.
Theo chiến lược mới nhất được Chính phủ Úc công bố có hiệu lực trong 10 năm, sinh viên quốc tế để có được thị thực, sẽ cần đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiếng Anh, còn đơn xin thị thực lần thứ hai của sinh viên cũng sẽ bị xem xét nghiêm ngặt hơn, vì có thể cho phép người nộp đơn ở lại Úc trong thời gian dài hơn.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Úc Clare O’Neil cho biết trong một cuộc họp báo: “Chiến lược của chúng tôi là đưa số người nhập cư xuống mức bình thường”; “Nhưng vấn đề không chỉ là về những con số, cũng không chỉ về vấn đề nhập cư mà hiện đất nước chúng ta đang phải chứng kiến. Đó là về tương lai của nước Úc”.
Thủ tướng Úc Antony Albanese cuối tuần qua cho biết số lượng người nhập cư của Úc cần giảm trở lại “mức bền vững”, đồng thời nhắc lại rằng “hệ thống (nhập cư) đã bị phá sản”.
Còn phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ O’Neill trong cuộc họp báo cho hay, những cải cách có mục tiêu của chính phủ đã gây áp lực giúp giảm lượng di cư ròng nước ngoài, sẽ giúp làm giảm thêm số lượng nhập cư dự kiến.
Trước khi Chính phủ Úc đưa ra quy định mới nhằm thắt chặt việc xin thị thực đối với sinh viên quốc tế và người lao động có tay nghề thấp, số lượng người nhập cư vào Úc dự kiến trong khoảng thời gian từ năm 2022 – 2023 tăng lên mức cao kỷ lục 510.000 người. Dữ liệu chính thức cho thấy số lượng người nhập cư Úc sẽ giảm trở lại khoảng 250.000 trong khoảng thời gian từ 2024 – 2025 và 2025 – 2026. Về cơ bản, đây là mức tương tự trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Ông O’Neill chỉ ra vấn đề lượng người nhập cư Úc tăng mạnh trong thời gian từ năm 2022 – 2023 có nguyên nhân chính do số lượng sinh viên quốc tế tăng đột biến.
Trong phiên giao dịch muộn vào chiều thứ Hai, cổ phiếu của Tập đoàn Giáo dục IDP của Úc chuyên cung cấp dịch vụ tuyển sinh và xin thị thực cho sinh viên nước ngoài, đã giảm hơn 3%.
Reuters chỉ ra, vào năm ngoái Úc đã tăng đáng kể số người nhập cư từ nước ngoài vào nước này để giúp các công ty và doanh nghiệp lấp đầy khoảng trống về nhân viên, vì sau khi đóng cửa biên giới do sự bùng phát của COVID-19 khiến trong hai năm sinh viên và công nhân nước ngoài bị chặn vào nước này, gây vấn đề thiếu hụt nhân công nghiêm trọng.
Nhưng sau khi các biện pháp chống dịch được dỡ bỏ, làn sóng lớn nhập cư từ sinh viên và công nhân nước ngoài đã tạo thêm áp lực mới cho thị trường thuê nhà Úc vốn đã căng thẳng, dẫn đến số lượng người vô gia cư trên khắp nước Úc tăng đột biến.
Một cuộc thăm dò do Sydney Morning Herald công bố hôm thứ Hai cho thấy, 62% cử tri Úc tin rằng Úc chấp nhận quá nhiều người nhập cư nước ngoài.
Thị trường lao động Úc luôn phải đối mặt với thách thức thiếu nhân lực, trước đây chính phủ Úc dựa vào việc tuyển dụng lao động nước ngoài để bù đắp tình trạng thiếu nhân lực đó. Đối tượng nhập cư hiện đang được chính phủ siết chặt chủ yếu là sinh viên quốc tế và lao động tay nghề thấp.
Tuy nhiên với những nhân tài kỹ thuật công nghệ cao mà thế giới đang cạnh tranh, Chính phủ Úc vẫn luôn săn đón và đã mở các kênh nhập cư mới cho mục đích này, Chính phủ Úc không chỉ cung cấp dịch vụ cho nhập cảnh nhanh chóng mà còn bật đèn xanh cho họ nhận được tư cách thường trú nhân trong tương lai, cũng có kế hoạch đặc biệt trong đó quy định rằng việc xem xét đơn xin thị thực phải được hoàn thành trong vòng một tuần – động thái nhằm giúp doanh nghiệp Úc cạnh tranh hiệu quả với doanh nghiệp các nước phát triển khác trong thu hút tài năng công nghệ.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…