Vắc-xin Sinovac (CoronaVac) của Trung Quốc lại gặp sự cố. Theo cảnh báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (TFDA), có tới 110 lọ vắc-xin Covid-19 Sinovac ở nước này bị phát hiện có chứa chất gel trong suốt vón cục. Chúng không thể biến mất ngay cả khi đã lắc đều. Tin tức liên quan rất thu hút sự chú ý của ngoại giới.
Theo một báo cáo vào ngày 29/6 của “Thai PBS World”, một trang web tin tức trực tuyến bằng tiếng Anh của Đài Truyền hình Công cộng Thái Lan, ông Surachoke Tangwiwat, Phó giám đốc TFDA của Thái Lan, đã ký một văn bản khẩn về việc “đình chỉ sử dụng vắc-xin Kexing (Sinovac)”. Nội dung văn bản cho thấy Thái Lan đã nhập một lô vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, nhưng lại phát hiện trong lọ có dị vật đông đặc trong suốt không rõ nguồn gốc, sau khi lắc chúng cũng không tan. Mã hiệu của lô vắc-xin này là C202105079 sản xuất ngày 10/5/2021, hạn sử dụng đến ngày 9/11 cùng năm.
Ông Tangwiwat, Phó giám đốc TFDA của Thái Lan, cho biết sự hình thành của gel rất có thể là do nơi cất giữ vắc-xin quá lạnh hoặc độ pH của nó đã thay đổi. Theo chỉ dẫn về loại vắc-xin này, nhiệt độ bảo quản được khuyến cáo là từ 2-8 độ C. Hơn nữa tốt nhất là nên bảo quản ở giữa tủ lạnh, tránh xa dàn bay hơi và quạt gió.
Mặc dù giới chức nhấn mạnh rằng không có nguy hiểm, nhưng Thái Lan vẫn thu hồi lô 110 lọ vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra rằng cho đến nay, Trung Quốc đã vận chuyển 10,5 triệu liều vắc-xin Sinovac đến Thái Lan. Dự kiến hàng triệu liều vắc-xin Sinovac sẽ được chuyển đến Thái Lan trong năm nay và năm tới. Vắc-xin Trung Quốc vẫn là loại vắc-xin được sử dụng rộng rãi nhất ở Thái Lan.
Tuy nhiên, sự ưa chuộng của người dân Thái Lan đối với vắc-xin Trung Quốc đã giảm dần. Theo cộng đồng Facebook “Thaichintranslator”, dẫu rằng có vẻ như dịch vụ hậu cần hoặc việc bảo quản gặp sự cố, nhưng những tin tức liên quan chắc chắn một lần nữa đã làm mất niềm tin của người dân Thái Lan vào vắc-xin Sinovac. Có người Thái bình luận mỉa mai rằng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc là “hàng giả, kém chất lượng”.
Trên trang Facebook “WorkpointTODAY” ở Thái Lan, một số cư dân mạng chua chát nói rằng nếu Chính phủ Thái Lan thích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hãy mời các quan chức và gia đình họ làm gương sử dụng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, để người dân thấy được hiệu quả thực tế. Những người khác nói đùa rằng nếu nó biến thành thạch, thì chỉ cần ăn thay vì tiêm vắc-xin.
Như chúng ta đã biết, ĐCSTQ đã cung cấp vắc-xin Sinovac cho hơn 45 quốc gia, chủ yếu ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và Đông Nam Á. Động thái này được thế giới bên ngoài gọi là “ngoại giao vắc xin”.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Sinovac tại Brazil, tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin này chỉ đạt 50,7%. Đây chỉ là ngưỡng hiệu quả của vắc-xin do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định.
Tờ “Wall Street Journal” của Mỹ dẫn lời nhóm giảm thiểu rủi ro của Hiệp hội Y tế Indonesia cho biết, vào tháng Sáu, 26 bác sĩ ở Indonesia đã chết vì viêm phổi Vũ Hán. Ít nhất 10 người trong số họ đã được tiêm đủ hai liều vắc-xin Sinovac.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Indonesia đang phụ thuộc rất nhiều vào vắc-xin Sinovac. Vắc-xin này đã được WHO cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các thử nghiệm lâm sàng khác nhau và sự thiếu minh bạch trong dữ liệu, khiến một số chuyên gia y tế cộng đồng lo lắng về hiệu quả và thời hạn của loại vắc-xin này.
Reuters cũng đưa tin, Thủ tướng Ý Draghi đã nói vào cuối hội nghị thượng đỉnh EU ngày 25/6 rằng “từ tình hình dịch bệnh của Chile cho thấy, hiệu suất của vắc-xin Trung Quốc là không khả quan.” Đáp lại, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Trung Quốc luôn coi trọng tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin, nhưng đã không phản ứng trước những tranh cãi về vắc-xin Sinovac ở Chile.
Ngoài ra, vào đầu tháng Năm, khi tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ xấu đi nhanh chóng, khu vực địa phương đã xác nhận rằng ít nhất 11 người Đài Loan làm việc tại Ấn Độ đã bị nhiễm virus Vũ Hán, và 1 người trong số họ đã chết. Theo một người nắm rõ tình hình, có 8 cán bộ người Đài Loan trong công ty của người Đài Loan tử vong vì dịch. Tất cả họ đều đã được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, nhưng 5 người trong số đó vẫn bị nhiễm bệnh.
Theo số liệu từ Cục quản lý Bệnh viện Hồng Kông, tính đến ngày 30/5, có 80 trường hợp tử vong trong số những người được tiêm vắc-xin của Trung Quốc; tổng cộng có 23 phụ nữ mang thai bị sẩy thai sau khi tiêm vắc-xin.
Lý Tiểu Quỳ, Vision Times
Xem thêm:
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…