Indonesia: 26 bác sĩ tử vong trong tháng, ít nhất 10 người đã tiêm vắc-xin Sinovac
- Giang Tuyết
- •
Trong số 26 bác sĩ Indonesia chết vì Covid-19 trong tháng này, ít nhất 10 người trong số họ đã được tiêm loại vắc xin do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sinovac (Sinovac Biotech Ltd., SVA) phát triển. Hơn nữa, họ đã tiêm đủ 2 liều. Do vậy, vắc-xin Sinovac (CoronaVac) do Trung Quốc sản xuất, hiện đang được sử dụng ở nhiều nước đang phát triển, đã bị nghi ngờ.
26 bác sĩ chết vì Covid-19 ở Indonesia trong vòng 1 tháng sau khi được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc
Tờ Wall Street Journal đưa tin ông Adib Khumaidi, trưởng nhóm giảm thiểu rủi ro Covid-19 của Hiệp hội Y tế Indonesia, cho biết nhóm vẫn đang làm việc để xác minh tình trạng tiêm chủng của 16 người còn lại. Theo dữ liệu mới nhất của nhóm, trong vòng 5 tháng, ít nhất 20 bác sĩ được tiêm vắc-xin Sinovac đầy đủ đã chết vì virus Vũ Hán, chiếm hơn 1/5 số ca tử vong của các bác sĩ trong khoảng thời gian đó.
Theo báo cáo, Indonesia phụ thuộc rất nhiều vào vắc-xin Sinovac. Vắc-xin này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng do sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các thử nghiệm lâm sàng khác nhau và sự thiếu minh bạch trong dữ liệu, một số chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại về hiệu quả bảo vệ của vắc-xin này và lo lắng về thời gian bảo vệ của chúng.
Vào đầu tháng Sáu, ông Eko Sonny Tejolaksito, một bác sĩ X-quang 54 tuổi, đã chết vì căn bệnh này tại Surabaya, một thành phố lớn thuộc tỉnh East Java. Ông Catur Budi Keswardiono, một người bạn là bác sĩ làm việc với ông Eko trong một bệnh viện tại thị trấn lân cận, cho biết ông Eko sớm đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin Sinovac vào đầu năm nay. Ông Catur nói rằng ông Eko bị cao huyết áp và tiểu đường, chúng sẽ khiến ông Eko dễ bị biến chứng từ virus Trung Cộng (virus corona mới).
Khi ông Eko xét nghiệm dương tính với Covid-19, tình trạng của ông ấy không quá nghiêm trọng. Ông ấy được điều trị tại một bệnh viện địa phương, nơi không có phòng chăm sóc đặc biệt. Ông Catur cho biết 2 ngày sau đó sức khỏe của ông ấy suy giảm nhanh chóng. Mọi người đã sẵn sàng chuyển ông ấy đến bệnh viện cùng với máy thở. Nhưng ông Eko đã qua đời trước khi được chuyển đi.
Một nghiên cứu ở Brazil cho thấy hiệu quả của vắc-xin trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có triệu chứng chỉ đạt khoảng 50%. Chính phủ Chile đã tuyên bố vào tháng 4 rằng hiệu quả của vắc-xin Sinovac trong việc ngăn ngừa tử vong trong giai đoạn đầu, 2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai, là 80%.
Bà Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn chính phủ Indonesia, nói rằng cần phải điều tra từng trường hợp cụ thể về cái chết của các bác sĩ này để đưa ra kết luận về vắc-xin Sinovac.
Theo số liệu do Hiệp hội Y khoa Indonesia thu thập, số ca tử vong của các bác sĩ đã thấp hơn so với tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay. Khi đó, số ca tử vong của các bác sĩ Indonesia tăng mạnh và việc tiêm chủng mới được bắt đầu.
Trong vòng 2 tháng qua, mỗi tháng có khoảng 60 bác sĩ bị nhiễm virus này đã qua đời. Từ tháng 6 đến nay, số bác sĩ tử vong là 26 người.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan tiêm vắc-xin Trung Quốc, 26 người được chẩn đoán nhiễm bệnh
Báo chí nước ngoài đưa tin, đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan ban đầu dự kiến tham dự Giải bóng chuyền thế giới ngày 25/5 và được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc vào ngày 29/4. Tuy nhiên, 26 người đã được chẩn đoán nhiễm bệnh trước trận đấu. Cuối cùng họ đành phải thông báo rút khỏi trận đấu.
Theo báo cáo, có 4 huấn luyện viên đã hỗ trợ đội chuẩn bị cho trận đấu. Sau khi họ được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19 ngày 11/5, tổng cộng 37 người, bao gồm các cầu thủ bóng chuyền nữ, huấn luyện viên và nhân viên công tác, đã được xét nghiệm axit nucleic. Ngày 12/5, trong khoảng thời gian này, 4 thành viên đội bóng chuyền nữ khác cũng được chẩn đoán nhiễm bệnh. Hiện nay các trường hợp được xác nhận đã tăng lên 26 người.
Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan cho biết trong một thông báo rằng do số người được chẩn đoán nhiễm Covid-19 khá nhiều, nên đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan đã phải quyết định rút khỏi trận đấu lần này và thông báo cho Liên đoàn bóng chuyền quốc tế.
Một số bác sĩ tại địa phương cho biết, theo kết quả của một nghiên cứu ở Chile, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc chỉ đạt 16% trong 2 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, và 67% sau 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai. Mặc dù một số vắc-xin khác có tác dụng bảo vệ 60% – 70% trong vòng 3 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên và 70% – 75% trong 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai, nhưng không có bất kỳ loại vắc-xin nào có hiệu quả bảo vệ 100%.
Trung tâm Dịch tễ Quốc gia Thái Lan cho biết dù được tiêm phòng vắc-xin cũng không có gì đảm bảo mọi người sẽ không bị nhiễm bệnh. Đồng thời hy vọng các bên có thể coi đây là một lời cảnh báo và không nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch chỉ vì đã tiêm chủng.
Giang Tuyết, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Indonesia vắc-xin Trung Quốc Vắc xin COVID-19 Vắc-xin virus corona Vắc-xin CoronaVac Vắc-xin Sinovac