Vì sao người Hoa là mục tiêu cướp phá chính trong bạo loạn ở Nam Phi?

Ngày 7/7 cựu Tổng thống Nam Phi Zuma (Jacob Zuma) đã bị bắt và kết án 15 tháng tù giam vì khinh thường tòa án. Bản án đã khiến những người ủng hộ ông Zuma tức giận và xuống đường biểu tình, đã xảy bạo loạn và có lúc tưởng như mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong cuộc bạo loạn này, mục tiêu cướp bóc chính là cộng đồng người Hoa địa phương.

Bạo loạn ở Nam Phi (Nguồn: Ảnh chụp màn hình ABC)

Siêu thị của người Hoa thành mục tiêu chính bị cướp phá

Như đã biết, ngày 7/7, cựu Tổng thống Nam Phi Zuma đã bị kết án 15 tháng tù vì tội khinh thường tòa án, điều này đã khiến những người ủng hộ ông Zuma tức giận và gây bạo loạn quy mô lớn.

Trong tình cảnh hỗn loạn, các trung tâm mua sắm, cửa hàng và máy rút tiền ngân hàng ở các tỉnh Gauteng và KwaZulu-Natal nơi xảy ra bạo loạn đã thành mục tiêu cướp bóc. Quân đội nước này đã điều động 2.500 người để hỗ trợ cảnh sát, nhưng vẫn không kiểm soát được tình hình.

Ngày 13/7, người phát ngôn Bộ Cảnh sát Nam Phi là Lirandzu Themba cho biết cuộc bạo động đã khiến 72 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát thành phố; hàng trăm cơ sở kinh doanh, trung tâm mua sắm và nhà kho bị cướp phá hoặc phóng hỏa.

Người Trung Quốc tại địa phương cho rằng cảnh sát chỉ can thiệp ở một mức độ hạn chế, hiện chưa thể biết liệu tình hình tai ương nhắm vào người Trung Quốc có thể qua khỏi hay không.

Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do (RFA) ngày 15/7, một người Trung Quốc là Tống Cầm (Song Qin) thường buôn bán tại Nam Phi cho biết rằng bạo loạn ở Nam Phi vẫn tiếp diễn, người Trung Quốc tại địa phương không dám đi ra ngoài: “Người bạn Trung Quốc của tôi ở Nam Phi, anh ấy trả lời tôi rằng thành phố Durban hiện tại đang bị thiết quân luật, tình trạng bạo động, đập phá, cướp bóc vẫn đang diễn ra. Anh ấy sống trong một khu dân cư người da trắng nên ổn hơn, nhưng không chắc chắn được gì. Quân đội và cảnh sát chỉ can thiệp ở mức độ rất hạn chế”.

Nguồn tin dẫn từ Red Star News (tập đoàn truyền thông Trung Quốc tại Thành Đô) cho biết, chiều ngày 14/7 nhiều người Trung Quốc sinh sống tại Nam Phi nói với Red Star News về tình hình ở thành phố Durban mà họ chứng kiến là nạn cướp bóc các siêu thị, cửa hàng, đập phá công xưởng ở mức nghiêm trọng; chỉ vài cửa hàng thực phẩm mở cửa đã có rất đông người xếp hàng dài bên ngoài, nguồn cung cấp nhu yếu phẩm như bánh mì và sữa đang thiếu hụt…

Thông tin cũng cho biết bạo loạn đã làm nhiều đường cao tốc buộc phải cho xe ngừng lưu thông khiến vận chuyển thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác bị ngưng trệ, cộng thêm tình cảnh những người biểu tình cướp bóc đập phá các cửa hàng khiến tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phải cảnh báo thực trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể khiến trong vài tuần tới bị thiếu hụt lương thực và thuốc men. Cư dân mạng Trung Quốc đăng tin cho biết hoạt động đập phá cướp bóc diễn ra phổ biến ở siêu thị của người Hoa tại địa phương.

Red Star News dẫn lời một người Hoa là Tôn Tưởng Lục (Sun Xianglu) đã nhiều năm làm việc ở Nam Phi, nói rằng nơi anh ở Newcastle tỉnh KwaZulu-Natal cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bạo loạn. Do đô thị Newcastle là nơi tập trung các nhà máy dệt của người Hoa, ít nhất một trăm nhà máy dệt do người Hoa điều hành.

Tại sao mục tiêu cướp phá là nhắm vào người Trung Quốc?

Đài RFA dẫn lời học giả Lục Hạo cho rằng việc cướp bóc và đốt phá các doanh nghiệp người Hoa ở Nam Phi cho thấy xu thế bài Trung Quốc của người dân địa phương:

“Có hai lý do chính: thứ nhất là Chính phủ Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền trong một thời gian dài khiến cộng đồng quốc tế có ấn tượng rất xấu về người Trung Quốc; thứ hai là viện trợ nước ngoài và đầu tư quốc tế của Chính phủ Trung Quốc thường đi kèm những chiêu trò tồi tệ mà giới chức Trung Quốc thường dùng ở trong nước họ, một số hành vi xấu đã được đưa sang các nước khác như vi phạm quyền lao động, hủy hoại môi trường và hối lộ”.

Ông Lục Hạo nói rằng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào các dự án quy mô lớn ở các nước tham gia hợp tác trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” và đã xảy ra những tranh chấp với người dân địa phương. Ngoài ra, việc Trung Quốc che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) cũng là nguyên nhân của tâm lý bài Trung Quốc:

“Bởi vì đại dịch COVID-19 kể từ năm ngoái càn quét thế giới gây nguy hiểm cho toàn nhân loại là do Chính phủ Trung Quốc đã che giấu dịch bệnh, hoặc thậm chí báo cáo sai sự thật về dịch bệnh làm nhiều nước thiệt hại rất nghiêm trọng”.

Phải thành lập lực lượng tự vệ riêng

Trước tình hình bạo loạn liên tục lan rộng đã khiến người dân ở nhiều vùng chưa bị ảnh hưởng phải tích trữ lương thực, thậm chí những cộng đồng người Hoa ở châu Âu cũng tổ chức lực lượng tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của họ.

Thông tin cho biết, sáng sớm ngày 14/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Phi đã ban hành báo động khẩn cấp về an toàn lần thứ hai (chỉ trong vòng hai ngày), nhắc nhở người Trung Quốc và Hoa kiều chú ý đến an toàn cá nhân của họ và nhắc nhở công dân Trung Quốc tại Nam Phi tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa bảo đảm an toàn.

Giang Tuyết, Vision Times

Xem thêm: 

Giang Tuyết

Published by
Giang Tuyết

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

10 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

42 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago