WHO: Đã có hơn 1.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã có hơn 1.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ được báo cáo trong đợt bùng phát hiện tại ngoài các quốc gia ở Châu Phi, nơi bệnh này thường có xu hướng lây lan hơn.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, “nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các quốc gia vốn không có dịch bệnh là có thật”, nhưng vẫn có thể phòng ngừa được vào thời điểm này.

“WHO đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ từ 29 quốc gia vốn không có dịch bệnh lưu hành,” ông Tedros thông báo. “Đến nay, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo ở các nước này.”

Tại một cuộc họp báo với giới truyền thông ở Geneva, ông Tedros tiết lộ, có hơn 1.400 trường hợp nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ trong năm nay ở châu Phi và 66 trường hợp tử vong.

Ông bày tỏ, bệnh đậu mùa khỉ đã có ở châu Phi từ lâu và gây chết người nhưng chỉ khi nó lan sang các nước giàu, thế giới mới bắt đầu quan tâm. Ông nói thêm, đợt bùng phát đang có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng ở một số quốc gia. WHO khuyến cáo những người bị bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly tại nhà.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới còn đặc biệt lo ngại về nguy cơ đối với các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ em. Theo ông, sự xuất hiện đột ngột và bất ngờ của bệnh đậu mùa khỉ ở các quốc gia không lưu hành dịch bệnh cho thấy có thể đã có sự lây truyền trong một thời gian, song không được phát hiện. Do đó, các quốc gia chưa thể xác định virus đã lây truyền trong bao lâu.

Bà Rosamund Lewis, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về bệnh đậu mùa khỉ nhìn nhận, việc “tiếp xúc gần giữa các cá nhân với nhau” vẫn là cách lây nhiễm chính của bệnh. Tuy nhiên để phòng ngừa những trường hợp chưa biết đến, người chăm sóc và nhân viên y tế vẫn cần đeo khẩu trang khi gặp người bệnh.

WHO lưu ý, các trường hợp ghi nhận nhiễm bệnh vẫn chủ yếu ở nam quan hệ tình dục đồng giới, mặc dù các trường hợp ở nữ đã được báo cáo.

Cơ quan Liên Hợp Quốc hiện đang làm việc với các tổ chức, bao gồm AIDS của Liên Hợp Quốc và các nhóm cộng đồng để nâng cao nhận thức và ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh.

Cũng theo WHO, thời gian lý tưởng để tiêm phòng sau phơi nhiễm, bao gồm cho cả nhân viên y tế hoặc những người tiếp xúc gần, là trong vòng 4 ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại vắc-xin đang được sử dụng vốn để chống lại bệnh đậu mùa, một loại virus nguy hiểm hơn đã được thế giới loại trừ vào năm 1980, nhưng vẫn có tác dụng với bệnh đậu mùa khỉ.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

2 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

2 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

3 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

4 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

4 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

7 giờ ago