Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiếp tục tránh né những thảo luận về quan hệ sâu sắc của họ với Trung Quốc và đáp trả Tổng thống Donald Trump rằng bây giờ không phải là lúc đưa ra đe dọa cắt giảm ngân sách.
“Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn nguy kịch của đại dịch vì vậy bây giờ không phải là lúc để cắt giảm ngân sách”, giám đốc Châu Âu của WHO nói hôm thứ Tư, theo tờ CNBC.
WHO chắc chắn quan ngại về thái độ của Mỹ đối với các khoản đóng góp ngân sách, do Mỹ là nước tài trợ lớn nhất cho các dự án của tổ chức này. Năm 2019, Mỹ góp tới hơn 400 triệu USD cho WHO, gần ¼ tổng ngân sách.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo hôm 8/4 đã lên tiếng đáp lại các cáo buộc trước đó của ông Trump:
“Xin vui lòng đừng chính trị hóa con virus này… Nếu bạn không muốn nhiều người thêm nữa phải chết, thì bạn đừng chính trị hóa nó. Thông điệp ngắn gọn của tôi là: Xin hãy cách ly chính trị hóa COVID”, ông Tedros nói.
Tổng thống Trump trong buổi họp báo tối thứ 8/4 tuyên bố chính ông Tedros mới là người đang chính trị hóa virus corona và cho biết ông tin WHO ưu ái Trung Quốc.
“Tôi không tin ông ta nói về chính trị khi bạn nhìn nhận vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi 42 triệu USD, chúng tôi chi 450 triệu USD [cho WHO], nhưng mọi thứ trong tổ chức này dường như lại được vận hành theo cách của Trung Quốc. Điều đó là không đúng, điều đó là không công bằng với chúng tôi và thành thực mà nói điều đó là không công bằng với thế giới”, ông Trump nói.
Kể từ sau bùng phát đại dịch virus corona, vai trò của WHO đã bị đưa ra nghi ngờ, đặc biệt đối với lập trường thường xuyên bảo vệ Trung Quốc của họ. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, WHO bị chỉ trích là cái loa của Bắc Kinh, khi lặp lại các tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng các cuộc điều tra kỹ lưỡng không phát hiện virus corona mới có thể truyền từ người sang người. Những báo cáo như thế này của WHO nhiều khả năng đã khiến Mỹ và thế giới không có thái độ phòng ngừa kịp thời, khiến dịch bệnh có cơ hội lan tỏa thành đại dịch.
“Họ đã sai lầm. Họ thực sự đã bỏ lỡ thời cơ. Và chúng ta sẽ ngừng gửi tiền cho WHO. Chúng ta sẽ đặt một lệnh dừng mạnh mẽ lên ngân sách của họ và chúng ta sẽ chờ xem sao”, ông Trump nói trong buổi họp báo hôm thứ Ba.
“Tôi chưa nói tôi sẽ cắt tiền ngay nhưng chúng ta sẽ điều tra chuyện này”.
“WHO tỏ ra rất ngả về phía Trung Quốc.” ông Trump nói.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi có một loạt các tiếng nói trong Đảng Cộng hòa của ông, yêu cầu điều tra thái độ thân cận với Trung Quốc của quan chức WHO.
“WHO thực sự đã thất bại. Vì lý do nào đó, họ chủ yếu nhận tiền của Mỹ nhưng lại rất thân thiết với Trung Quốc. Chúng tôi sẽ điều tra kỹ chuyện này”, ông Trump nói.
WHO chối bỏ cáo buộc rằng họ đã tuyên truyền cho Trung Quốc, trong khi tổng giám đốc cơ quan này ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, bảo vệ quan hệ thân thiết với Trung Quốc, nói rằng WHO đối xử với báo cáo của tất cả các quốc gia về virus với sự tôn trọng và Trung Quốc không phải là ngoại lệ.
Việc hợp tác với Trung Quốc để hiểu về tác động của virus ở Vũ Hàn là quan trọng, ông Tedros nói.
“Điều cực kỳ trọng yếu trong giai đoạn đầu của dịch bệnh này là chúng ta có sự tiếp cận càng nhiều càng tốt, để được tới thực địa và làm việc với Trung Quốc, để hiểu nó”, cố vấn cao cấp của Tedros, tiến sĩ Bruce Aylward nói với giới truyền thông.
“Đó là điều chúng tôi đã làm với mọi quốc gia bị dịch tấn công như Tây Ban Nha, và không hề có liên quan đặc biệt gì với Trung Quốc”.
Tuy nhiên, quan hệ giữa các quan chức WHO và Trung Quốc có một lịch sử quan hệ phức tạp. Theo tạp chí Chính sách Đối ngoại (FP), có bài nghiên cứu sâu sắc về các liên hệ giữa WHO và Bắc Kinh, tổ chức này vừa “nhận tiền từ Trung Quốc, vừa phụ thuộc vào chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nhiều tầng diện”.
“Các chuyên gia quốc tế của WHO không được phép tới Trung Quốc nghiên cứu về dịch bệnh cho tới khi Tổng giám đốc Tedros tới thăm Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng Một”, tờ FP viết. “Trước đó, WHO chỉ đơn thuần là báo cáo lại các thông tin từ chính quyền Trung Quốc một cách không nghi ngờ gì, và họ bỏ qua mọi cảnh báo từ các bác sĩ Đài Loan – một nước không được đăng ký thành viên trong WHO (WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc) – và chần chừ trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế quốc tế, thậm chí phủ nhận các yêu cầu đưa ra tuyên bố này trong một cuộc họp hôm 22/1”.
Trọng Đức
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…