Categories: Thời sựViệt Nam

222 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam

222 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam là con số bị các tàu kiểm ngư Việt Nam phát hiện và ngăn chặn trong 6 tháng năm 2020.

Tàu kiểm ngư Việt Nam. (Ảnh minh họa: tongcucthuysan.gov.vn)

Thông tin trên do Cục Kiểm ngư đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sáng ngày 14/7.

Tổ chức này cho hay trong 6 tháng qua, các chi đội kiểm ngư đã thực hiện 44 lượt tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác thuỷ sản trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và nhà giàn DK1. Qua đó, các lực lượng này đã phát hiện và xua đuổi 222 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Lực lượng kiểm ngư phối hợp với các đơn vị đã tiếp nhận, xử lý 103 vụ/118 tàu/613 người gặp tai nạn, sự cố khi hoạt động nghề cá trên biển; cứu thành công 44 tàu và 438 người, hỗ trợ y tế cho 19 người, hậu quả mất liên lạc 2 tàu, chết 13 người, mất tích 17 người; so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26 vụ/21 tàu/103 người.

Theo báo cáo công bố, sau khi Trung Quốc đơn phương thông báo “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông” từ ngày 1/5-16/8, Cục Kiểm ngư đã tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ ngư dân Việt Nam tiếp tục các hoạt động khai thác hải sản trên biển Đông.

Báo cáo không nêu rõ quốc tịch của các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, 222 tàu cá theo báo cáo là con số tàu cá vi phạm bị phát hiện, không bao hàm con số thực tế đã xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Hôm 14/6, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đến ngày 16/6, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý, hãng tin Benar News (Mỹ) ngày 17/6 dẫn tin cho hay.

Trước đó tròn 2 tháng, ngày 14/4, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ 158 km. Ít nhất có một tàu Hải cảnh Trung Quốc đi theo hộ tống tàu Hải Dương 8.

Tại thời điểm đưa tin, Trung Quốc chưa có thông báo về sự việc và phía Việt Nam cũng không có phát ngôn về vụ xâm nhập này. Phát ngôn liền sau đó, ngày 18/6 của Bộ Ngoại giao Việt Nam là về khả năng Việt Nam nối lại đi lại với các nước sau dịch COVID-19, trong đó nhắc đến tên 3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Phát ngôn gần đây nhất về động thái xâm phạm của Trung Quốc là vào ngày 2/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố phản đối việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

2 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

2 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

2 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

2 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

2 giờ ago

Hàng giá rẻ Trung Quốc tràn lan, EU dự kiến áp phí với các kiện hàng nhỏ

EU có kế hoạch áp phí xử lý đối với hàng tỷ kiện hàng nhỏ…

3 giờ ago