Một vùng thấp ở phía đông Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong sáng nay (19/10). Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão rồi đi vào Biển Đông Việt Nam, hướng vào các tỉnh miền Trung.
Bản tin do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam phát đi lúc 14h30 cho biết, hồi 13h ngày 19/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 128,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 440km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13 giờ ngày 20/10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 13 giờ ngày 21/10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.
Nói với báo chí nhà nước, ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm cho biết hiện dự báo còn tương đối xa, nhưng khả năng cao áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và lại hướng về Trung Trung Bộ. Do đó, từ hôm 24 đến 26/10, ở Trung và Nam Trung Bộ dự báo có mưa to trở lại.
Đáng chú ý, theo bà Lê Thị Xuân Lan – nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mô hình dự báo của Mỹ cho thấy ở ngoài khơi Philippines có một cơn bão khác được dự báo rất mạnh, hướng di chuyển của cơn bão này còn khá phức tạp.
Một số mô hình dự báo nhận định cơn bão này đi về phía Bắc vào Nhật Bản, tuy nhiên một số khác dự báo sẽ vượt qua Philippines vào Biển Đông.
“Thời tiết những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 hết sức phức tạp khi có bão và không khí lạnh hoạt động song hành. Miền Trung sẽ tiếp tục hứng chịu đợt mưa gió lớn”, bà Lan nói.
TS Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia Biến đổi khí hậu nhận định mưa đặc biệt lớn tại Hà Tĩnh và Quảng Bình vẫn sẽ tiếp tục tăng cường trong hôm nay (19/10). Hiện mức nước lũ ở nhiều nơi đã phá vỡ mọi trận lũ lịch sử trước kia. Trong khi đó, nước biển dâng và xâm thực vào đất liền đang diễn ra ở nhiều nơi dọc Bắc Trung Bộ. Hiện tượng sóng cồn khiến nước lũ thoát ra ngoài rất khó nên nước sẽ rút chậm. |
Minh Long
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…