Trong hai ngày 29 và 30/6, tổ tuần tra Đồn biên phòng Long Hòa (Cần Giờ, TP.HCM) đã phát hiện và bắt giữ 11 sà lan có dấu hiệu khai thác cát trái phép.
Khoảng 4h30 sáng ngày 30/6, tổ tuần tra Đồn biên phòng Long Hòa thuộc Biên phòng TP.HCM cho biết tổ tuần tra vừa bắt 8 sà lan có dấu hiệu khai thác, vận chuyển cát trái phép tại khu vực ngã ba kênh Nước Mặn (huyện Cần Giờ).
Trong quá trình làm việc, tổ tuần tra đã kiểm tra 8 sà lan và phát hiện các sà lan này đều chở cát thô, các chủ phương tiện đều không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan đến số cát này.
Cho rằng đây là cát khai thác trái phép tại khu vực Cồn Ngựa (TP.HCM), tổ công tác đã yêu cầu chủ phương tiện điều khiển 8 sà lan về neo đậu tại khu vực Trạm Kiểm soát Biên phòng Lý Nhơn để làm rõ.
Tại hiện trường, 8 sà lan được phát hiện chở cát lậu mang các BKS: HP-4267, HD-2282, HP-4281, SG-7705, HP-4230, SG-4247, HD-2579, SG-4373.
Trước đó, ngày 29/6, tổ tuần tra Đồn Biên phòng Long Hòa cũng kiểm tra và tạm giữ 3 tàu có dấu hiệu khai thác cát trái phép tại vùng biển Cần Giờ. Mỗi tàu có trọng tải từ 500-700 tấn.
Theo đó, trong hai ngày 29 và 30/6, tổ tuần tra tại đây đã phát hiện và bắt giữ 11 sà lan có dấu hiện vận chuyển cát trái phép ở khu vực biển Cần Giờ. Hiện các sà lan được yêu cầu neo đậu lại để tiến hành điều tra làm rõ.
Việc khai thác cát trái phép trên sông và khu vực cửa biển tại huyện Cần Giờ đã được phản ánh nhiều trong thời gian qua. Tình trạng khai thác cát lậu ảnh hưởng lớn đến dòng chảy, gây sạt lở nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Theo ghi nhận tại khu vực này, ngoài sà lan của các địa phương như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, còn có nhiều sà lan từ các tỉnh phía Bắc như: TP. Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương,…
Tháng 12/2016, theo đề xuất của Sở NN&PTNT, UBND TP.HCM đã chấp thuận đầu tư xây dựng 25 công trình kè chống sạt lở bờ sông tại huyện Cần Giờ để xử lý trước mắt các vị trí sạt lở thuộc 7 tuyến kè ở xã An Thới Đông gồm: kè kiên cố bảo vệ các khu dân cư An Hòa, An Nghĩa, khu ven sông Soài Rạp, ấp rạch Lá và khu dân cư ấp An Bình.
Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, hiện thành phố có 42 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch, trong đó có 25 điểm đặc biệt nguy hiểm, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện như Nhà Bè, Cần Giờ, quận 2, quận Thủ Đức,…
Phạm Toàn
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…