Hãng Israel Aerospace Industries Ltd. (IAI) đang có ý định thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam vào năm 2025 và hoạt động của họ sẽ bao gồm cả chuyển giao công nghệ để phát triển thiết bị quân sự, Bloomberg đưa tin ngày 20/12.
Bloomberg dẫn lời ông Maxim Zemer – Phó Chủ tịch cấp cao của IAI chuyên trách tiếp thị khu vực châu Á và châu Phi nói rằng hãng của ông có thể thành lập thêm các liên doanh tại quốc gia Đông Nam Á này trong vòng 5 năm tới. IAI là nhà phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow với cùng với hãng Boeing của Mỹ.
Việc thành lập các liên doanh sẽ phù hợp với nỗ lực của Việt Nam nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất quốc phòng trong nước. Phát biểu tại triển lãm quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy “hợp tác và phát triển” trong quan hệ đối ngoại và quốc phòng, Bloomberg tường thuật.
Ông Amir Eshel – Phó Chủ tịch IAI phụ trách tiếp thị khu vực Đông Á nói trong cùng một cuộc phỏng vấn được Bloomberg trích dẫn rằng IAI đang đàm phán với 5 công ty Việt Nam và đặt mục tiêu thành lập một liên doanh tại quốc gia này vào năm tới. Ông nói thêm rằng hãng có “sự hợp tác rất chặt chẽ” với lực lượng không quân và hải quân Việt Nam, nhưng không đi vào chi tiết.
Bloomberg dẫn lại lời ông Eshel nói rằng “Việt Nam sẽ trở thành thị trường quan trọng của IAI trong tương lai”.
Việt Nam tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế kéo dài từ ngày 19 – 22/12 tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội, quy tụ hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia, bao gồm cả những nước đang là các đối thủ địa chính trị của nhau như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ukraine, Israel và Iran.
Năm ngoái, Việt Nam và Israel đã ký kết một thỏa thuận thương mại tự do xóa bỏ thuế đối với ít nhất 86% sản phẩm của Việt Nam.
Israel Aerospace Industries là nhà chế tạo hàng không và hàng không vũ trụ hàng đầu của Israel, sản xuất các hệ thống hàng không cho cả quân sự và dân sự. Hãng có 14.000 nhân công vào năm 2005. Ngoài việc sản xuất máy bay chiến đấu địa phương ra, IAI cũng sản chế tạo máy bay thương mại (cho Gulfstream, G100/G150 và G200) và bảo dưỡng tại chỗ cho các máy bay dân sự và quân sự được chế tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, công ty này cũng tham gia chế tạo một số tên lửa và các hệ thống điện tử hàng không. Năm 2003, Israel Aircraft Industries đã cố thâm nhập vào thị trường VLJ (Máy bay phản lực hạng rất nhẹ), thông qua việc trình làng loại máy bay Avocet ProJet, có 6-8 chỗ, sử dụng làm air taxi, với giá bán chỉ bằng một nửa so với loại máy bay phản lực rẻ nhất hiện có. Đầu năm 2006, chương trình ProJet tạm ngưng sau khi OEM Mỹ rút khỏi chương trình mà không nêu lý do cụ thể. Dù trọng tâm chính của IAI là hàng không và các thiết bị điện tử công nghệ cao, hãng này cũng chế tạo các hệ thống quân sự cho các lực lượng lục quân và không quân. Nhiều sản phẩm loại này chế tạo theo yêu cầu của Các lực lượng quốc phòng Israel trong khi các sản phẩm khác lại bán cho các quân đội nước ngoài. |
Khánh Vy (t/h)
Trung Quốc thừa nhận rằng số ca mắc "metapneumovirus ở người" hiện đang gia tăng…
Các bị can trong vụ giá đỗ ngâm chất cấm tại Đắk Lắk đã khai…
Sau 5 tháng hao người tốn của, Ukraine đang không thể giữ được đất tại…
Bày tỏ sự tin tưởng rằng Moskva sẽ chiến thắng trong cuộc xung đột quân…
Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh chấm dứt sự tham gia của Nga…
Theo Bộ Nội Vụ Việt Nam, tuyệt đại đa số người theo Pháp Luân Công…