Tại dự Luật Thi hành án hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất quy định mới giải quyết việc phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể con người.
Bộ Tư pháp đang thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an thực hiện.
Dự thảo luật đề xuất bổ sung một điều mới (Điều 55a) so với Luật Thi hành án hình sự năm 2019, nhằm giải quyết trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người.
Theo đó, trường hợp phạm nhân có nguyện vọng hiến thì cơ sở giam giữ phối hợp với Sở Y tế nơi đơn vị đóng quân xác định cơ sở y tế có đủ điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể người.
Trong thời hạn 5 ngày sau khi có đánh giá về tình trạng sức khỏe của phạm nhân sau khi hiến mô, một phần bộ phận cơ thể, thủ trưởng cơ sở giam giữ báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
5 ngày sau khi nhận được báo cáo đó, cơ quan quản lý thi hành án hình sự (Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng) trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu không đồng ý, phải nêu rõ lý do.
Cơ sở y tế có đủ điều kiện phối hợp với cơ sở giam giữ phạm nhân thực hiện các trình tự, thủ tục, chế độ, chính sách đối với phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể theo quy định pháp luật về lĩnh vực này.
Theo dự thảo luật, cơ sở y tế có trách nhiệm xác nhận việc phục hồi sức khỏe của phạm nhân sau khi hiến mô, một phần bộ phận cơ thể và thông báo cho cơ sở giam giữ phạm nhân để thực hiện đưa phạm nhân về tiếp tục chấp hành án.
Chính phủ sẽ ban hành quy định hướng dẫn chi tiết các trình tự, thủ tục nêu trên.
Bộ Công an dự kiến trình Quốc hội khóa XV bổ sung đề nghị xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội.
Trước đó, tháng 5/2024, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, tạng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết từ năm 1992 đến nay, cả nước có hơn 8.300 trường hợp được ghép tạng. Trong đó, số tạng hiến từ người chết não chỉ chiếm 6%, còn lại là người sống. “Thực tế đó đi ngược với xu hướng của thế giới, bởi ở nhiều quốc gia, tạng hiến từ người chết não chiếm đa số”, bà Tiến nói.
Hiện nguồn tạng hiến sau chết não trên cộng đồng và tại các bệnh viện hiện nay rất thấp. Hàng chục nghìn người bệnh vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ được ghép tạng.
Thống kê cho thấy sau 32 năm ghép tạng và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não, Việt Nam đã thực hiện trên 8.000 ca ghép.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…