Theo Bộ GD-ĐT, khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay.
Ngày 29/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 4 môn.
Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt gồm ngữ văn, toán. Hai môn còn lại thí sinh tự chọn trong số các môn được học ở lớp 12 gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình mới.
Kỳ thi được tổ chức trên cả nước, theo cách thức chung đề, chung đợt, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Nói về lựa chọn phương án thi 4 môn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay việc chọn phương án thi này và quyết định không đưa môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc không có nghĩa làm giảm đi vai trò của môn học đó. Xét về mặt khoa học, thực tiễn và việc từng bước thay đổi tư duy từ nặng ứng thí sang nền giáo dục dạy thật, học thật, phương án thi 4 môn là phương án thích hợp.
Ông Huỳnh Văn Chương, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình để tiến tới giao kỳ thi về cho các địa phương.
Theo ông Chương, khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp THPT thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay.
Cũng theo ông Chương, giai đoạn từ năm 2025-2030 vẫn sẽ giữ ổn định trên giấy. Giai đoạn sau 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
“Bộ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội”, ông Chương nói.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra trong 2 ngày 28 – 29/6, với hơn 1 triệu thí sinh tham gia dự thi. Theo dữ liệu điểm thi do Bộ GD&ĐT công bố, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, có 16.427 bài thi đạt điểm 10. Xét theo tỉnh, thành, Hà Nội là địa phương có số lượng bài thi đạt điểm 10 nhiều nhất với 1.215 điểm 10, tập trung ở môn Giáo dục công dân và Ngoại ngữ. So với năm ngoái, số điểm tuyệt đối của Hà Nội tăng hơn 2 lần. Hà Nội cũng là địa phương có nhiều thí sinh thi tốt nghiệp THPT nhất cả nước, với hơn 100.000 em. TP.HCM là địa phương đứng thứ hai với 1.013 điểm 10, tăng gần 5 lần. Các địa phương tiếp theo có số điểm 10 nhiều nhất là Thanh Hóa, Nam Định với lần lượt có 9316 và 742 điểm 10. Hà Giang là địa phương có ít điểm 10 nhất với chỉ 47 điểm 10; Ninh Thuận có 56 điểm 10. Các tỉnh, thành có dưới 100 điểm 10 còn có Đăk Nông, Kon Tum, Lai Châu, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Trị, Bắc Kạn, Cao Bằng. |
Minh Long
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…