Sau lần thí điểm trên đường tỉnh cho thấy mức độ an toàn, Bộ GTVT quyết định đưa cát biển vào thi công phần chính tuyến của cao tốc Bắc – Nam đoạn Hậu Giang – Cà Mau.
Ngày 28/6, Bộ GTVT phát đi thông tin về việc thí điểm mở rộng sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án thành phần đoạn Hậu Giang – Cà Mau.
Theo đó, ngày 29/6, nhà thầu tổ chức khai thác cát biển, ngày 1/7 sẽ thi công thí điểm đắp nền đường tại công trường. Phạm vi thi công thí điểm mở rộng được lựa chọn trên tuyến chính và tuyến nối dự án đoạn Hậu Giang – Cà Mau.
Trên tuyến chính, thí điểm từ Km81+000 đến hết phạm vi tuyến chính (Km126+223), thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Thí điểm trên đoạn nối Cà Mau từ Km6+522 đến Km16+510, thuộc các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Theo Bộ GTVT, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang thi công các dự án cao tốc như: Dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam; Dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Dự án An Hữu – Cao Lãnh và một số dự án trọng điểm khác.
Tổng nhu cầu nguồn vật liệu cát đắp khoảng 50 triệu m3. Hiện các địa phương xác định được khoảng 37 triệu m3 cát sông. Tuy nhiên, nguồn cát sông và công suất khai thác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tiến độ thi công các dự án.
Bộ GTVT đã thi công thí điểm trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 (Bạc Liêu) thuộc cao tốc Hậu Giang – Cà Mau.
Kết quả cho thấy các chỉ tiêu cơ lý đáp ứng tiêu chuẩn đối với vật liệu thi công nền đường; công tác thi công cát biển được thực hiện tương tự như cát sông. Đến nay chưa thấy có biểu hiện tăng độ mặn đối với môi trường xung quanh đoạn thí điểm, đủ điều kiện để mở rộng thí điểm dùng cát biển thay cát sông.
Ngày 21/6, UBND tỉnh Sóc Trăng đã cấp cấp bản xác nhận khu vực, công suất, khối lượng, phương khai thác cát biển phục vụ thi công Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Ngày 28/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đơn vị thi công để khai thác cát biển thi công cao tốc.
Theo Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, đơn vị sử dụng phương pháp khai thác bằng cách cho các vòi hút của các tàu rùa chạy dài trên mặt cát dưới đáy biển. Việc khai thác này được dàn trải không tạo hố sâu nên không dẫn đến việc xói lở.
“Với 6 triệu m3 đơn vị sẽ thi công trong 6 tháng. Công suất đăng ký từ 35.000 – 50.000m3/ngày được tính toán từ nhu cầu, tiến độ cấp cát về các dự án”, ông Đỗ Minh Châu, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, nói.
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…