Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ GTVT Việt Nam muốn ‘thúc’ Trung Quốc mở lại đường bay giữa hai nước

Do Cục Hàng không Việt Nam nhiều lần đề nghị mở lại đường bay với Trung Quốc nhưng chưa nhận được phản hồi, nên Bộ GTVT cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy phía Trung Quốc bằng nhiều kênh, đặc biệt là ngoại giao.

Bộ GTVT Việt Nam muốn ‘thúc’ Trung Quốc mở lại đường bay giữa hai nước. (Ảnh: shutterstock)

Truyền thông trong nước vừa dẫn lại báo cáo từ Bộ GTVT Việt Nam, về phương án tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ đến các khu vực ưu tiên, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia.

Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc (tần suất và điều kiện vận chuyển hành khách do hai bên thống nhất); tăng cường chuyến bay cứu hộ, mở cửa chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước…

Theo đó, các đường bay sẽ được thực hiện với tần suất 1 chuyến/tuần đối với mỗi quốc gia, gồm: Quảng Châu – Đà Nẵng, Tokyo – Hà Nội, Seoul – Hà Nội, Đài Bắc – TP.HCM, Viêng Chăn – Quảng Ninh, Phnom Penh – Cần Thơ.

Với kế hoạch bay này, dự kiến, Việt Nam sẽ đón 1.500 – 3.000 hành khách (không kể chuyến bay giải cứu công dân, chuyên gia vào Việt Nam) vào mỗi tuần và, đầu tháng 8/2020 sẽ có chuyến bay thường lệ đầu tiên.

Đáng chú ý, riêng đường bay tới Trung Quốc, do Cục Hàng không Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng chưa nhận được phản hồi, nên Bộ GTVT cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy phía Trung Quốc bằng nhiều kênh, đặc biệt là ngoại giao.

Và, đề xuất “tần suất bay 1 chuyến/tuần” cũng được cho là học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đầu tiên được Chính phủ Việt Nam công bố nối lại vận chuyển hàng không, sau khi các chuyến bay giữa hai nước phải tạm dừng từ 13h hôm 1/2/2020 vì dịch viêm phổi Vũ Hán.

Việc Việt Nam muốn nhanh chóng nối lại đường bay với Trung Quốc trong khi, Trung Quốc vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới, có lẽ, cũng là điều dễ hiểu.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam hồi tháng 2, trước khi có dịch viêm phổi Vũ Hán, thị trường hàng không Việt Nam – Trung Quốc có 14 hãng của cả hai nước tham gia khai thác.

Trong đó có 11 hãng Trung Quốc (tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần) và 3 hãng nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc. Tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng hơn 18% thị trường quốc tế. Riêng với các hãng hàng không trong nước, thị trường này chiếm tới 26,1% sản lượng vận chuyển quốc tế.

Việc dừng khai thác thị trường Trung Quốc khiến các hãng hàng không Việt Nam đối mặt với việc mất doanh thu của trung bình 400.000 khách/tháng. “Thiệt hại sơ bộ ban đầu ước tính hơn 10.000 tỷ đồng”, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Kim Long

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Hoa Kỳ: 80% cổ phiếu lao dốc sau thông tin thuế quan tương hỗ

Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ gây sốc thị trường chứng khoán…

49 phút ago

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

4 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

7 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

8 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

10 giờ ago