Bộ Nội vụ cho rằng việc bỏ hình thức kỷ luật giáng chức không làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Chiều ngày 9/5, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo định kỳ.
Tại buổi họp, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức Nguyễn Tư Long đã thông tin về đề xuất bỏ hình thức kỷ luật “giáng chức” trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
“Bộ Nội vụ đã nêu quan điểm trình Chính phủ, Chính phủ cũng thống nhất trình bỏ hình thức kỷ luật giáng chức” – ông Long nói và cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận vấn đề này và còn có ý kiến khác nhau.
Trả lời các phóng viên về câu hỏi bỏ hình thức kỷ luật giáng chức có làm giảm bớt sự nghiêm minh của pháp luật hay không, ông Nguyễn Tư Long cho rằng “Bỏ một hình thức không có nghĩa là bớt tính nghiêm minh của pháp luật vì hình thức này chỉ áp dụng xử lý đối tượng công chức lãnh đạo quản lý vi phạm, trong số 5 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc”.
“Nếu giữ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ có xung đột về các yêu cầu về vị trí việc làm. Ví dụ như đơn vị xác định rõ có 1 Trưởng 3 Phó, nếu giáng chức thì bổ nhiệm thấp hơn, nếu có 3 Phó rồi thì không còn vị trí việc làm nào để bổ nhiệm nữa. Hơn nữa, nếu bỏ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ tương thích với 4 hình thức kỷ luật bên Đảng là cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ khỏi Đảng. Sự tương đồng này sẽ tạo sự liên thông trong công tác cán bộ” – ông Long phân tích.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp khai mạc ngày 20/
Cũng tại buổi họp, phóng viên đặt câu hỏi: “Bộ Nội vụ đánh giá thế nào về việc có nhiều cán bộ, công chức, viên chức có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua? Quan điểm xử lý những cán bộ này thế nào, có công bố danh tính hay không?”.
Ông Long cho biết quy định của pháp luật đã nêu rõ sai phạm đến đâu xử lý đến đó. Theo ông, cần đặt vấn đề công bố danh tính cha (hoặc mẹ) để làm gì? Nếu các cán bộ đó có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính. Nếu có việc tác động đến việc chạy điểm thì sẽ bị xử lý. Lúc đó, việc có công bố danh tính hay không ở tại giai đoạn tố tụng phải theo quy định của pháp luật.
“Việc công bố danh tính phải cân nhắc nhiều vấn đề, đặc biệt là có hành vi vi phạm hay không, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quyền về nhân thân của cán bộ” – ông Long nói.
Phạm Toàn
Xem thêm:
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…