Việt Nam

Bộ Tài Chính đề xuất ​​tăng thuế rượu bia lên 100% vào năm 2030

Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thức uống có cồn lên 100% vào năm 2030, theo một dự thảo mới được Bộ này công bố ngày 13/6.

Một quán bia vỉa hè ở Hà Nội. (Ảnh minh họa: ALamCAN/Shutterstock)

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu mạnh sẽ tăng lên 70%-80% vào năm 2026 và tăng dần lên 90%-100% vào năm 2030, so với mức 65% hiện nay, theo dự thảo đề xuất đang chờ Quốc hội thông qua.

Ngoài rượu bia, dự thảo của Bộ Tài chính cũng đề xuất áp dụng tăng thêm thuế lên 10.000 đồng/bao thuốc lá vào năm 2030 trên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay là 75%.

Bộ này cho biết trong đề xuất rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá có hại cho sức khoẻ như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng.

Dẫn thông tin từ Bộ Y tế, Bộ này cho biết rượu bia là yếu tố thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh tật và tử vong hàng đầu Việt Nam.

“Phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với mặt hàng rượu bia đảm bảo phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới)”, dự thảo của Bộ Tài chính cho biết thêm.

Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.

Ngoài tác động tích cực về mặt xã hội, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên rượu bia có thể gây tổn hại thêm cho ngành đồ uống của Việt Nam, theo Reuters.

Theo hãng thông tấn Anh, ngành sản xuất bia tại Việt Nam, do bốn thương hiệu lớn thống trị là Heineken Hà Lan, Carlsberg Đan Mạch, Sabeco và Habeco của Việt Nam, thời gian qua đã bị ảnh hưởng nặng khi Việt Nam siết chặt luật cấm lái xe khi uống rượu bia và đưa ra những mức phạt nghiêm ngặt với người vi phạm. Theo đó, giới hạn nồng độ cồn đối với tài xế là 0 kể từ năm 2019.

Theo báo cáo tháng 5 của FPT Securities, nhà máy bia Heineken Việt Nam, công ty dẫn đầu thị trường bia cả nước với 37,6% thị phần, ghi nhận tổng lượng tiêu thụ giảm 24% vào năm ngoái.

Sabeco, chiếm 34,4% thị trường, cũng có lượng tiêu thụ giảm 12,6%. Ngược lại, mức tiêu thụ nội địa của Carlsberg tăng 8%.

Năm ngoái, doanh thu ngành bia giảm 11% và lợi nhuận giảm 23%, theo ước tính của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát.

Cổ phiếu của Sabeco đã giảm 3,66% vào sáng thứ Sáu sau đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính.

Người phát ngôn của Sabeco từ chối bình luận với Reuters nhưng cho biết sẽ đóng góp ý kiến của công ty với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát với tư cách là thành viên của hiệp hội.

Carlsberg và Heneiken không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về mức tiêu thụ bia, với mức 3,8 triệu lít/năm, chiếm 2,2% thị trường thế giới, vào năm 2022, theo một báo cáo của Vietdata.

Khánh Vy

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

56 phút ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

2 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

3 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

3 giờ ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

3 giờ ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

3 giờ ago