Thông tin trên được Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác y tế năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2022, tổ chức ngày 20/1.
Với việc mua 21,9 triệu liều, Bộ Y tế chấp nhận có thể thừa vắc-xin. Hiện Chính phủ Việt Nam đang xem xét đề xuất của Bộ Y tế.
Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 11 triệu trẻ từ 5-11 tuổi.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, nhưng đến nay, WHO chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Do đó, Bộ Y tế đã “làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả các chương trình tiêm của tất cả các nước”.
“Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ”, ông Long nói.
Phương án tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên được Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu từ hồi tháng 12/2021, nhằm “sớm mở cửa lại trường học ở các tỉnh, thành phố”.
Hôm 11/1, Bộ Y tế cho biết đã xây dựng kế hoạch tiêm cho nhóm trẻ này, báo cáo Chính phủ chờ phê duyệt, chưa rõ thời gian triển khai.
Đáng chú ý, theo một cuộc thăm dò ý kiến phụ huynh (với hơn 91.000 tham gia) từ báo Vnexpress cho thấy “có tới 69% người không đồng ý tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi; 29% người đồng ý”.
Trước đó, từ tháng 11/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, vắc-xin tiêm là Pfizer. Việc tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.
Bộ Y tế cho biết đến nay số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 15.311.444 liều, trong đó mũi 1: 8.214.732 liều; mũi 2: 7.096.712 liều.
Hiện có 41 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Sau tiêm, Việt Nam đã xuất hiện các ca tử vong.
Mới đây nhất, hôm 18/1, em P.H.N. (sinh năm 2007, học sinh lớp 9 Trường THCS xã Minh Hạc, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) tử vong sau khi tiêm vắc-xin Pfizer mũi 2; mũi 1 từng bị sốc phản vệ.
Cuối tháng 11/2021, một nam sinh 16 tuổi ở Sơn Động, Bắc Giang; nữ sinh lớp 9 ở huyện Thường Tín, Hà Nội; một bé trai 12 tuổi ở Bình Phước, tử vong sau tiêm.
Đầu tháng 12/2021, một học sinh lớp 10 ở Sơn La tử vong sau tiêm vắc-xin Pfizer. Đầu tháng 1, một cô gái 23 tuổi ở Lào Cai tử vong sau tiêm mũi hai vắc-xin Pfizer.
Minh Long
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…